Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Các làng cổ ở Trường Yên (Ninh Bình) - GIỚI THIỆU CHUNG LÀNG CỔ TRƯỜNG YÊN

 

 

Vị trí

Xã Trường Yên có tổng diện tích tự nhiên là 2140.01ha. Vị trí nằm ở phía tây bắc của huyện Hoa Lư, cách trung tâm huyện 5km, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 12km.

- Phía Bắc giáp huyện Gia Viễn (sông Hoàng Long của tỉnh Ninh Bình);

- Phía Nam giáp xã Ninh Hải và xã Ninh Xuân của huyện Hoa Lư;

- Phía Đông giáp xã Ninh Hòa của huyện Hoa Lư;

- Phía Tây giáp xã Gia Sinh của huyện Gia Viễn.

Xã Trường Yên được chia thành 16 thôn. Có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua: Quốc lộ 38B; đường du lịch nối liền Thành phố Ninh Bình- Tràng An- Bái Đính- Cúc Phương; đường Trường An kết nối Đinh Lê, Bái Đính; đường du lịch Bái Đính- Kim Sơn...

Lịch sử phát triển làng

Trường Yên là mảnh đất có truyền thống lịch sử văn hóa hàng ngàn năm, nơi đặt kinh đô của Nhà nước Phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta. Trường Yên là kinh đô của nhà Hán, tên Trường Yên dưới thời Đinh Tiên Hoàng bắt đầu được gọi Tràng An trong cụm từ "Hoa Lư Đô thị Hán Tràng An" khi ông dựng kinh đô Đại Cồ Việt tại Hoa Lư với hàm ý khẳng định kinh đô Hoa Lư như kinh đô Tràng An của nhà Hán. Từ năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, cải Hoa Lư là phủ Trường An. Dưới nhiều thời đại vùng đất khu vực Ninh Bình ngày nay vẫn mang tên gọi là phủ Trường Yên hay phủ Tràng An. 

Cơ cấu làng, xã, thôn

Xã Trường Yên, thuộc huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Dân cư xã Trường Yên hiện nay được chia làm 16 thôn xóm. 

Lịch sử phát triển nghề truyền thống

Xã Trường Yên vốn có nghề thợ xây (thợ ngõa) đá nổi tiếng. Những hòn đá (loại đá có màu xanh đặc trưng) với đủ hình thù khác nhau dưới đôi bàn tay khéo léo của người thợ trở thành những bức tường vuông vức, vững chắc đến lạ kỳ. Lịch sử phát triển của nghề cũng như tổ nghề đến nay chưa rõ. Trường Yên là xã được bao quanh bởi hàng loạt những núi đá vôi hình vòng cung hùng vĩ. Có lẽ chính đá là cơ sở để hình thành nghề thợ xây đá truyền thống. Người ta cho rằng việc xây dựng kinh đô Hoa Lư xưa chắc chắn có sự đóng góp của những đôi tay tài hoa của người thợ Trường Yên.

 

Nhiều ngôi nhà ở Trường Yên được xây bằng đá

Ngày nay số các hạng mục công trình xây toàn đá rất ít, mà thay vào đó là các vật liệu như gạch đỏ, bê tông, cốt thép… Nên ghề thợ xây (thợ ngõa) đá cũng dần mai một dần. Nhưng điều mà mọi người đều có thể công nhận là đá vẫn là vật liệu xây dựng của nhiều hạng mục công trình và người thợ xây đá giỏi thì chắc chắn cũng là người thợ xây gạch giỏi.

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332