Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Thủ Sỹ (Hưng Yên) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG THỦ SỸ

Lịch sử phát triển nghề truyền thống

Xã Thủ Sỹ - huyện Tiên Lữ - tỉnh Hưng Yên là một vùng đất trũng nằm cạnh sông Luộc nơi đây được biết đến với nghề truyền thống đan rọ, đan đó tồn tại hơn 200 năm; gắn bó với nghề này hơn cả là hai thôn Nội Lăng và Tất Viên. Ở xã Thủ Sỹ có khoảng 500 người dân làm nghề đan đó, trong đó có hai thôn Tất Viên và Nội Lăng có nghề làm đó lâu đời nhất. Nghề đan rọ, đó “thấm” vào mỗi người dân ở đây từ già, trẻ, gái, trai đều có thể đan rọ, đó. Người dân trong làng quen nói vui câu cửa miệng: “Biết nghề từ khi còn nằm trong bụng mẹ, biết đan khi mới ẵm ngửa”. Hiện nay đình làng thờ Thành hoàng  Nguyễn Thị Huệ, bà là người mang nghề đan đó về truyền lại cho tất cả nhân dân.
 
Hiện trạng dân cư, lao động tham gia
Theo kết quả thống kê năm 2011, tổng số nhân khẩu của xã Thủ Sỹ là 9.375 nhân khẩu với 2.245 hộ. Tổng số người trong độ tuổi lao động của xã Thủ Sỹ là  5.765 người, chiếm 61,49% tổng dân số. Trong đó:
- Lao động nông nghiệp là 4.020 lao động, chiếm 69,73% tổng lao động;
- Lao động qua đào tạo là 1.100 lao động, chiếm 19,08% tổng lao động;
Như vậy, về cơ bản lực lượng lao động trên địa bàn xã đã đáp ứng được nhu cầu về số lượng lao động. Tuy nhiên, chất lượng lao động của xã vẫn chưa đảm bảo, trong tương lai cần đẩy mạnh công tác đào tạo lao động có trình độ tham gia vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, vừa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nhu cầu của thị trường lao động.
Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn xã hiện nay được sử dụng chưa hợp lý, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghề mang tính chất thời vụ nên vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp.
Toàn xã có 2 thôn được công nhận làng nghề truyền thống (đan rọ, đó) là thôn Tất Viên và thôn Nội Lăng, với 500 lao động làm nghề đan rọ, đó. Lao động chủ yếu vừa làm nông nghiệp vừa sản xuất TTCN làng nghề. 
 
Hiện trạng sản xuất, mô hình sản xuất
Nghề mây tre đan truyền thống tại hai thôn Nội Lăng và Tất Viên mang tính nhỏ lẻ và cho hiệu quả kinh tế thấp, bởi sản phẩm làng nghề chưa đa dạng và tính ứng dụng trong thời buổi hiện đại giảm. Nguồn lao động tham gia hoạt động nghề chủ yếu người già và phụ nữ. Tất Viên là thôn rộng nhất xã, cả thôn có tới 473 hộ làm nghề đan rọ, đó, chiếm gần 60% tổng số hộ của thôn. Số hộ làm nghề này ở thôn Nội Lăng chiếm tỷ lệ cao hơn với 72% trong tổng số 354 hộ của thôn. 
Các loại sản phẩm truyền thống:
Nghề truyền thống mây tre đan ở Thủ Sỹ có 2 sản phẩm chính: rọ và đó
Đó thì to hơn rọ. Kỹ thuật đan tương tự nhưng đan rọ thì đan từ dưới đan lên còn đan đó thì đan từ giữa đan ra hai đầu mà không cần dùng đến cốt.
 
 
     -   Đó
Đó là ngư cụ cố định dùng để khai thác các loài thủy sản nơi có độ sâu và dòng chảy nhỏ. guyên lý đánh bắt thụ động, cá di chuyển theo dòng nước qua hom vào trong đó. Đó chủ yếu được làm bằng tre, nứa. Hình dáng, kích thước của đó tùy thuộc vào khu vực đánh bắt và tập quán của người dân địa phương. Ở Thủ Sỹ sản xuất các kích thước đó khác nhau, đường kính (ví trí có vòng thân lớn nhất) dao động từ 25cm đến 40cm.
Đó to hơn rọ. Kỹ thuật đan tương tự đan rọ nhưng đan rọ thì đan từ dưới đan lên còn đan đó thì đan từ giữa đan ra hai đầu mà không cần dùng đến cốt.
Đó ở Thủ Sỹ có 3 phần: phần đỉnh, phần phân và phần miệng đó. Phần thân đó được tạo khe để chèn hom vào. Phần miệng rộng là nơi đặt nắp hom và nơi đổ cá tôm ra ngoài.
     -   Rọ
Đan mỗi cái rọ cần 20 cái khoáy và 25 chiếc nan. Số khoáy này được chia làm 5 lớp, mỗi lớp cái. Khoáy chính là những sợi nứa cật được vót tròn nhỏ có tác dụng như sợi dây để kết nối các nan với nhau tạo thành rọ, đó. Cái cốt dùng khi đan đến giữa cái rọ thì nhét vào để tạo chỗ phình cho cân xứng khi qua nút thắt giữa rọ.
 
Quy trình sản xuất
Mẫu mã sản phẩm mây tre đan ở Thủ Sỹ hạn chế rất nhiều, người dân chỉ đan rọ và đó: rọ có một mẫu mà và kích thước giống nhau, còn đó lại cùng một kiểu dáng nhưng kích thước đường kinh đó lại khác nhau, loại đường kính - 25-40cm.
Qúa trình sản xuất một sản phẩm rọ đó của làng trải qua nhiều công đoạn, dòi hỏi sự kéo léo lành nghề của người làm nên sản phẩm. Cơ bản trải qua công đoạn chính:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Bước 2: Chẻ nứa và xử lý sơ bộ: Nan và khoáy
Bước 3: Lên khung, định hình sản phẩm
Bước 4: Đan
Bước 5: Hun khói

Không gian hoạt động nghề

Không gian đan đó đặc biệt tính cộng đồng

Nhìn chung, quy trình đan rọ, đó hiện nay không có nhiều thay đổi so với quy trình đan rọ, đó truyền thống nhiều đời nay. Mỗi độ nông nhàn, ở Thủ Sỹ, nhà nào cũng đan đó, mọi người có thể ngồi đan đó cả ngày. Cả làng rộn ràng tiếng chẻ tre, chẻ nứa, khoảng sân rộng nhà nào cũng đầy những thân đó, những nan tre, những chiếc rọ đó thành phẩm...
 
Cách sử dụng sản phẩm
Hiện tại, sản phẩm nghề của Thủ Sỹ vẫn được sử dụng trong hoạt động đánh bắt cá là chủ yếu, số ít là đồ trang trí nội thất.
Có hai cách sử dụng đó: cách thứ nhất đó có thể kết hợp với một chiếc trúm để đánh bắt cá tôm. Khi đó trúm đóng vai trò là vật chứa cá tôm. Cách thức hai: đó vừa là vật bẫy cá vừa là vật chứa cá. Khi này, đó cần một chiếc hom ở miệng.
 
Đối với rọ, còn gọi là rọ tôm, thường dùng để bắt tôm là chủ yếu. Khi sử dụng rọ để bắt tôm cần những dụng cụ sau: rọ tôm, nắp hom, hom, thức ăn có mùi thơm. Thức ăn có mùi thơm (thính, da lợn nướng...) để vào trong rọ. Nắp hom được gắn vào đáy rọ, có chức năng ngăn không cho tôm thoát ra ngoài khi tôm chui vào từ miệng rọ.

Sản phẩm đặc trưng

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332