Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Cổ Chất (Nam Định) - CÔNG TRÌNH DI SẢN TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ CHẤT

 
Sơ đồ vị trí các di sản: Di tích, dấu ấn lịch sử văn hóa
Sơ đồ vị trí các di sản tại Làng Cổ Chất
Công trình kiến trúc di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc truyền thống, dấu ấn lịch sử
Làng Cổ Chất có đền Vạn Cổ Hương và chùa Phổ Quang tự. Đền chùa này đã hợp thành một quần thể kiến trúc của làng Cổ Chất được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng di tích lịch sử- văn hóa đền chùa Cổ Chất.
Chùa Phổ Quang tự (Chùa Cổ Chất)
Chùa Cổ Chất còn gọi là chùa Phổ Quang thuộc thôn Cổ Chất, nằm cách Ủy ban xã khoảng 200m, trên một mảnh đất rộng, thoáng đãng ngay ở đầu thôn Cổ Chất.
Cảnh quan cổng chùa Cổ Chất
Tổng thể kiến trúc chùa Cổ Chất bao gồm các hạng mục: Tam quan, chùa, đền phủ, nhà tổ cùng các công trình bổ trợ. Tất cả được phân bổ hợp lý, nằm trong một khuôn viên rộng rãi.
Công trình trong chùa
Tam quan chùa cao 5,2m được xây theo kiểu dáng một phương đình. Mặt trước và sau thông phong, không có cánh cửa; hai hồi xây bít đốc. Tam quan được chia làm 3 gian với 4 bộ vì làm bằng gỗ lim theo kết cấu chồng rường giá chiêng, bẩy tiền, bẩy hậu, mái lợp ngói nam. Trên các xà dọc, xà ngang được chạm khắc họa tiết rồng chầu mang phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê, thế kỷ XVII - XVIII.
Qua tam quan là một con đường thẳng lát gạch dài khoảng 30m dẫn đến cửa chùa Cổ Chất. Ngôi chùa được xây theo hình chữ đinh, trước cửa chùa là một sân gạch rộng rãi, vuông vức.
Tòa tiền đường cao 11,7 m, gồm 3 gian được làm theo kiểu chồng diêm ba tầng, các tầng trên thu nhỏ dần. Trên các tầng có bài trí tượng tứ vị Bồ tát, bát vị Kim cương. Hai bên tiền đường bài trí hai pho tượng Hộ pháp. Tòa tiền đường là công trình được xây dựng vào thời Nguyễn với vật liệu hoàn toàn bằng gạch vữa, trần xây cuốn vòm.
Tam bảo chùa gồm có 8 gian xây dọc. Tất cả 8 bộ vì tại đây đều được làm bằng gỗ lim theo kết cấu chồng rường giá chiêng. Gánh đỡ mỗi bộ vì là 4 cây cột gỗ lim, cột cái có đường kính 0,45 m, cột quân có đường kính 0,40 m. Các cây cột đều được đặt trên chân tảng đá cổ bồng cao 0,40 m. Toàn bộ các cấu kiện gỗ ở đây như câu đầu, xà đai, con rường, đố lụa đều được chạm khắc các đề tài tứ linh, hổ phù, hoa sen, lưỡng long chầu nguyệt... với lá hỏa giật cấp mang phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê, thế kỷ XVII - XVIII. Kỹ thuật chạm cũng đa dạng như kênh bong nổi khối, thông phong. Nét chạm sâu, chi tiết, tinh tế.
Nối liền với sau tam bảo là gác chuông chùa được xây theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, bốn mặt thông phong, tạo cửa cuốn vành mai. Sàn tầng được lát bằng gỗ lim. Các đầu đao được uốn cong thanh thoát, nhẹ nhàng.
Đền Cổ Chất
Đền Vạn Cổ Hương (Đền Cổ Chất)
Nằm phía nam của chùa Cổ Chất là ngôi đền Cổ Chất được xây dựng vào đời vua Gia Long năm thứ 8 (1809). Ngôi đền được xây theo bình đồ kiến trúc tiền chữ nhất, hậu chữ đinh bao gồm tiền đường 5 gian, trung đường 5 gian, hậu cung 3 gian xây dọc. Hệ thống vì gỗ lim ở đây được làm theo kiểu chồng rường giá chiêng, được chạm khắc họa tiết tứ linh, hổ phù, lá lật.
Đền, chùa Cổ Chất không chỉ là những công trình có giá trị về nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu cho phong cách thời Hậu Lê thế kỷ XVII - XVIII, thời Nguyễn thế kỷ XIX mà còn là nơi lưu giữ những nguồn tư liệu quý trải qua nhiều thời kỳ lịch sử góp phần tìm hiểu mảnh đất, con người nơi đây.
Nhà thờ Cổ Chất
 
Nhà thờ Cổ Chất
 
Cổng làng Cổ Chất

Cổng làng Cổ Chất 
Cổng làng Cổ Chất được khởi công xây mới vào ngày 22/12/1014 và hoàn thành vào 30/04/2015. Do cổng cũ quá nhỏ, cản trở các phương tiện lưu thông khi cuộc sống ngày càng phát triển, mật độ xe cộ qua lại đông hơn. Chiếc cổng mới tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới cho ngôi làng, đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ và đảm bảo sự an toàn trong quá trình đi lại cho người dân.
 
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332