Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Hành Thiện (Nam Định) - DI SẢN PHI VẬT THỂ LÀNG HÀNH THIỆN

 
 
Sử dụng vật liệu, phương thức xây dựng truyền thống
- Nhà gỗ:
- Tường rào vỏ sò:
Các công trình kiến trúc tại làng Hành Thiện hiện nay vẫn còn hiện hữu, sử dụng vật liệu vỏ sò ở rất nhiều bức tường rào và nhà ở. Một số nhà xây bằng gạch vồ do người dân tự nung, hay những ngôi nhà bằng mái bối. Việc sử dụng vật liệu địa phương sẵn có trong làng như dùng vỏ sò, vỏ hến lấy ở cửa sông, đất đóng gạch lấy ở ruộng lúa giúp mặt ruộng lúa bằng phẳng hơn và sử dụng các loại cây bản địa làm hàng rào. 
 
Tường làm bằng vỏ sò ở làng Hành Thiện
Hệ sinh thái
Làng Hành Thiện theo lời kể trước đây có nhiều chim. Tuy nhiên hiện nay do cây xanh không còn nhiều, đồng ruộng sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu nên hệ sinh thái cũng suy giảm. Không còn thấy nhiều chim, cò và động vật hoang dã khác.
 
CÁC DI SẢN PHI VẬT THỂ TIÊU BIỂU
Danh nhân
Làng Hành Thiện nổi tiếng là làng khoa bảng với rất nhiều người đõ đạt, có vị trí cao trong xã hội như:
1- Tổng Bí thư Trường Chinh tên khai sinh là Đặng Xuân Khu 
2. GS. Đặng Xuân Kỳ (1931) giáo sư triết học, phó chủ tịch hội đồng lý luận trung ương.
3- Giáo sư Đặng Vũ Hỷ 
4.GS. Đặng Vũ Minh (1946) giáo sư tiến sỹ khoa học, Viện trưởng viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
5. Anh hùng lao động Vũ Khiêu, tên khai sinh là Đặng Vũ Khiêu, sinh ngày 
6. Giáo sư Nguyễn Sỹ Quốc (Minh Đạo) sinh ngày 26/4/1922 ở làng Hành Thiện, 
7. Giáo sư tiến sỹ Nguyễn Xuân Thụ sinh ngày 27/5/1935 tại làng Hành Thiện, 
8. Giáo sư tiến sỹ khoa học Đặng Đức Trạch sinh năm 1930 tại làng Hành Thiện, 
9. Anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Gia Triệu sinh ngày 19/1/1918 tại làng Hành Thiên, Nam Định. 
2.2 Nghề truyền thống
Làng có một số nghề nhưng đều mới hình thành, thời gian tồn tại ngắn.
- Thủ công nghiệp ở Hành Thiện: giai đoạn 1945-1949 có phát triển một số nghề: Nghề dệt vải sợi và đặc biệt nghề ươm tơ dệt lụa nổi trội hơn các nghề khác. Thời phát đạt nhất vào năm 1948, Hành Thiện có gầm trăm khung dệt vải và lụa khổ hẹp 0,4m và khổ rộng 0,8m. Người dân cũng làm các nghề  thêu cờ biển, y môn, áo gối, đan len sợi khăn áo, ren viền khăn gối, trang trí cổ áo, yếm.
+ Nghề làm mũ cứng đi vào sản xuất từ năm 1960.  Nghề làm pháo quy mô nhỏ lẻ, phân tán ở một số hộ gia đình. Thuốc pháo mua ở Bình Đà (Hà Đông) để làm pháo.  Nhóm nghề sản xuất thảm cói và chiếu cói mở nghề năm 1960 đến 1991. Nhóm nghề sản xuất thảm len, hàng thêu và ren mở nghề từ năm 1978.  Nghề sản xuất giấy viết ra đời năm 1981, tận dụng phế thải của các ngành nghề khác ở địa phương như đầu cói, xương đay, lá ngô, lõi ngo và tốt nhất là bã mía để làm bột giấy. Giấy Hành Thiện giảm dần sản lượng vào năm 1987 và ngừng sản xuất năm 1989 do không cạnh tranh được với giấy quốc doanh của nhà máy giấy Bãi Bằng ở tỉnh Phú Thọ.
+ Nghề nung vôi khởi nghiệp năm 1987, chỉ tiến hành trong mùa khô vì lò nung ngoài trời ở ven sông Hồng, sông Ninh Cơ, phải tránh mùa mưa lũ. Đá vôi nguyên liệu mua ở Ninh Bình chở về bằng đường thủy. Nghề nung vôi tự sản tự tiêu, kéo dài chừng 10 năm rồi ngừng sản xuất chủ yếu do xi măng lấn át.
- Nhóm nghề chế biến nông sản có: Đường mía, miến dong, đậu phụ, quy mô nhỏ.
Lễ hội
Có nhiều lễ, hội được tổ chức ở làng.
- Lễ hội chùa Keo Hành Thiện:
Chùa Keo Hành Thiện không có sư trụ trì, nhưng việc lễ bái ở đây đúng mực, không cúng vàng mã trong tòa Thánh và chùa Phật. Ngoài tuần tiết hàng tháng còn một số ngày lễ khác, tuy chủ đề khác nhau nhưng đều bao hàm nội dung cầu an, phúc lộc thọ cho dân làng, gia cầm gia súc sinh đàn lũ, hoa lá tươi xanh và mùa màng bội thu. Chủ sự các lễ là Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa chùa Hành Thiện, các hội lão hay cả mấy tổ chức của làng cùng phối hợp. + Lễ Nguyên Tiêu ngày rằm tháng Giêng.
+ Lễ tạ, cầu thọ (lễ hội yến lão) trung tuần tháng Hai các năm Dần, Tỵ, Thân, Hợi
+ Lễ Xuân rằm tháng hai. Xưa tế Thần Tam Giáp ở Miếu chợ, nay Lão bà tế ở chùa Đĩnh Lan.
+ Tế lễ ở đền Mẫu (Thần Quang Tự) ngày 3 tháng 3.
+ Lễ Phật Đản ngày 8 tháng 4: tắm Phật tượng bằng nước ngũ vị hương, thay áo đỏ mới.
+ Lễ Kỳ An ngày rằm tháng 4 ( xưa vào ngày Đinh).
+ Tế Lễ Thánh hóa ngày 3 tháng 6: giỗ kỵ Đức Thánh Tổ Không Lộ. Hội lão ông tế, hội lão bà tế; múa rối, chèo cạn, chầu kệ, lễ cầu, lễ tạ của các con xin, con bán cửa Phật.
+ Lễ Phấn Diện vào giữa tháng 8, đầu tháng 9 : sáng ngày 16 tháng 8 sau lễ tấu Thánh, thợ vẽ tô lại tượng Ngài bằng phấn son pha nước dừa non và dầu hạt bưởi ; ngày 13 tháng 9 mặc áo. Thay mới áo ngoài mầu đỏ vào các năm Tỵ, Hợi ; thay mới cả áo ngoài mầu đỏ và áo lót mầu vàng vào các năm Dần, Thân.
+ Lễ hội vào trung tuần tháng 9 : Lễ chính Thánh đản vào đêm 14 và mấy lễ khác. Làng, xã và Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa chùa Hành Thiện cùng phối hợp tổ chức. Hội lão ông tế ở chùa Thánh vào ngày hạ thủy hoặc khai hội (có khi trùng một ngày) và ngày 16 mãn hội. Hội lão bà tế ở Chùa phật ngày 10 và 12.
+ Giỗ kỵ Cửu Công ngày 18 tháng Chạp ( xưa giỗ ở miếu Tam Giáp).
- Đua thuyền trải là hoạt động thể thao hấp dẫn nhất trong lễ hội chùa Keo Hành Thiện; khác biệt về con thuyền và tổ chức cuộc đua; vượt trội về tốc độ, thời gian và độ dài đường đua so với đua thuyền ở các địa phương khác. 
- Phụng nghinh là đoàn rước mấy trăm người, với hoà tấu âm nhạc rộn ràng vui tươi, cờ biển đa dạng, rực rỡ sắc màu, mang nội dung triết giáo và tôn giáo. 
- Múa rối vui chơi mà chứa ẩn triết lý lịch sử và cuộc đời con người trần tục. Cây phướn cao với giải lụa hồng đào phất phơ gọi du khách muôn phương, là biểu tượng sức mạnh cảm hoá vô biên của Phật đạo cứu giúp chúng sinh cải tà quy chính. Chèo cạn và bánh giầy cũng là các đặc trưng riêng của lễ hội Hành Thiện. 
- Hương yến là lễ hội mừng thọ người cao tuổi, mỹ tục truyền thống từ mầy trăm năm trước ở Hành Thiện, vào trung tuần tháng Hai các năm Dần, Tỵ, Thân, Hợi. 
 
Lễ hội đua thuyền
 
Lễ hội làng Hành Thiện
 
Truyền thuyết, ngữ văn truyền miệng
Không chỉ nổi danh đất học, làng Hành Thiện cũng là một làng  “Thuần Phong Mỹ Tục”, trong rất nhiều thứ văn hóa dân gian, người dân nơi đây vẫn cũn lưu truyền rất nhiều những câu truyện độc đáo trờ thành giai thoại, nó được truyền từ đời này qua đời khác như những nét đẹp văn hóa không thể thiếu ở phong tục truyền thống của người dân nơi đây. 
- Câu chuyện về phá hình thái đất bất lợi của làng:
Xét về mặt vị trí địa lý của làng Hành Thiện phía đông giáp với làng Ngọc Tiên (Bây giờ là Xuân Tiên), phía nam giáp với làng Thượng Phúc và (bây giờ là Xuân Thượng), làng Hạc Châu (bây giờ là Xuân Châu) phía nam giáp với sông Ninh Cơ. , làng Hành thiện có dáng vẻ của cá chép đầu hướng về biển đông, làng Ngọc Tiên mang dáng vẻ của viên ngọc quý, làng Hạc Châu mang dáng vẻ của hạc (cũ) trắng, đầu hạc trắng hướng về phía cá chép đang vượt ngũ môn. Như vậy  theo thói thông thường cá chép ở cạnh Hạc(cũ) trắng sẽ không có lợi, còn xét theo phong thủy thì thế đất làng Hành Thiện sẽ luôn bị đe dọa bởi những mối hiểm nguy. Vị vậy làng đã mua lại một đất phần đất công của dân làng Hạc Châu từ phía cổ hạc đến phần mỏ hạc để  phá vỡ thế thế đất không có lợi của làng Hành Thiện. 
Từ đó người dân làng hành thiện luôn làm ăn phát đạt và thịnh vượng, thi cử đỗ đạt.
- Lời nguyền ở chùa không sư:
Chuyện rằng, khi Thiền sư Không Lộ dựng nên chùa Keo, dân chúng nơi đây không mấy mặn mà với đạo Phật và khói nhang, tượng Phật. Thuở đó, Đức Thánh tổ nổi giận trừng phạt dân gian. Trong một đêm mưa gió bão bùng, Đức Thánh đan không biết bao nhiêu rọ tre, cho tất cả tượng Phật vào đó.
Rồi ngài ngả nón làm thuyền vượt sông Hồng sang đất Thái Bình. Và tất cả tượng Phật, cái gì liên quan đến nhà Phật cũng xuôi theo dòng nước, theo ngài về nơi đất mới. Đến giữa sông, ngài ngoảnh cổ lại và nói một lời nguyền rằng sẽ không có vị sư nào đến ở ngôi chùa trên…Cho đến tận bây giờ, chẳng sư nào trụ lại được ở ngôi chùa Keo này, 
Cuốn “Hành thiện xã chí” và cuốn “Trùng san Thần Quang Tự Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục yếu tập” có ghi, chùa Hành Thiện do thánh Không Lộ Thiền sư (1016- 1094) xây cất. 
Truyền thuyết cho rằng giếng mắt cá là do chính thầy Phong thủy Tả Ao đặt, từ đó đã làm cho làng trở nên phát triển, nhiều người đõ đạt.
 
Ẩm thực, sản vật đặc thù
- Phở bò: món ăn được phổ biến rộng rãi ra toàn quốc nhưng ở Nam Định phở bò vẫn có nét đặc trưng không thể lẫn. Bánh phở Nam Định sợi nhỏ mềm, nước dùng ngọt thơm với bí kíp riêng của từng gia đình. 
- Bánh Xíu páo: có vỏ như bánh nướng nhưng mềm và thơm hơn, có thể bóc ra từng lớp mỏng. Nguyên liệu làm bánh chủ yếu gồm bột mì, thịt, trứng, bột, mỡ lợn và một số gia vị đặc trưng tùy theo cách làm gia truyền của mỗi gia đình. 
 
 
 
- Ngoài ra có: Xôi xíu; Nem nắm;  Bún đũa;  Bánh nhãn;  Bánh cuốn;  Kẹo sìu châu.
- Cá ướp úp chậu;  Đậu phụ.
 
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332