Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Hành Thiện (Nam Định) - GIỚI THIỆU CHUNG LÀNG HÀNH THIỆN

 

 

GIỚI THIỆU CHUNG
Vị trí
Làng Hành Thiện nằm ngã ba sông Hồng và sông Ninh Cơ, có diện tích 409 ha.
- Phía Bắc giáp huyện Vũ Thư, Thái Bình;
- Phía Nam giáp làng Ngọc Tiên;
- Phía Tây giáp huyện Trực Ninh, Nam Định;
- Phía Đông giáp xã Xuân Trường.
 
Vị trí làng Hành Thiện
 
Lịch sử phát triển
Làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định vốn có tên gọi là "Hành Cung Trang“. Hành Cung Trang được chuyển về đây vào đầu thế kỷ XVI. Tiền thân của Hành Cung Trang là ấp Hộ Xá, xưa thuộc phủ Thiên Trường. Sau hai lần di dời do đất lở xuống sông Ninh Cơ, dân cư Hộ Xá mới định cư một phần ở Hành Cung Trang mới và một phần ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đến năm 1823, vua Minh Mạng cho đổi tên thành Hành Thiện với ý nghĩa "nơi chỉ làm những điều lành, điều thiện" và ban cho làng 4 chữ "Mỹ Tục Khả Phong". 
Làng Hành Thiện là ngôi làng nằm giữa ngã ba sông Hồng và sông Ninh Cơ, được quy hoạch với một hình thái độc đáo, ngôi làng hình Lý ngư (Cá Chép vượt vũ môn), giống hình một con cá đang vẫy đuôi. Là ngôi làng đã được nghiên cứu thiết kế về mặt hình thái không gian, giao thông hạ tầng đầy đủ từ đầu thế kỷ XVI. Có bản đồ vẽ hình sơ đồ làng trong cuốn sách Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của P.Gouru (1936).
Cơ cấu làng, xã, thôn
Xã Xuân Hồng  không chia thành các thôn mà chia theo xóm. Xã có 37 xóm, chia trong các khu vực:
- Hành Thiện, Dũng Trí: từ xóm 1 đến xóm 15
- Ngọc Tiên: từ xóm 16 đến xóm 22
- Lục Thủy: từ xóm 23 đến xóm 27
- Phú Yên: từ xóm 28 đến xóm 30 (làng Ngọc Tiên)
- Hồng Thiện: từ xóm 31 đến xóm 37
Làng Hành Thiện cổ thuộc các xóm từ 1 đến 14, xóm Dũng Trí là xóm mới.
 
Cấu trúc làng hiện nay 
Hình thái tổng thể
Về tổng thể, làng có hình dáng của một con cá, được tạo hình rõ nét bởi con sông đào bao quanh khép kín.  Đầu cá là chợ, mắt cá là giếng làng, thân cá là khu dân cư, đuôi cá là chùa, nghĩa địa và cánh đồng, bến nước khu vực lối trước và lối sau được xây dựng tượng trưng như các vây cá.
Làng có cấu trúc đường, dong xóm và nhà ở quy củ từ khi mới quy hoạch.  Có 14 dong xóm, các dong xóm chếnh hướng Nam là 19 độ. Vì vậy 100% ngôi nhà quay về hướng Đông Nam, là hướng đón gió Đông Nam tốt nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Tuyến dong xóm dài nhất khoảng 600m.  Các dong xóm đặt đều cách nhau 60m, chia mỗi lô đất có chiều sâu 30m, rộng 20m (600m2), như vậy trong làng không có ngõ ngách.
Lối vào và trục giao thông chính
Khác với các làng vùng ĐBSH có cổng làng, làng Hành Thiện chỉ có cổng xóm, lỗi vào qua sông đào bởi các cây cầu. Trục chính là tuyến đường ven sông đào nối từ chợ, mom cá ra chùa Keo và các trục dong xóm. Trước năm 1945 có 8 cầu , nay là 19 cầu.
Không gian Trung tâm xã, thôn
Công trình hành chính, trường học của xã không nằm trong làng Hành Thiện, tại làng chỉ có Chợ. Còn lại là nhà ở và các công trình công cộng truyền thống như Miếu, Đình, Chùa.
Hình thái khu vực nhà ở
Nhà truyền thống ở Hành Thiện vào năm 1945, phần lớn là tranh tre vách đất hay mái tranh tre, cột gỗ tường gạch; khoảng 30 nhà ngói Nam, tường gạch cột gỗ lim; 50 nhà Âu Tây gồm 40 nhà 1 tầng (to đẹp nhất là nhà ông Nguyễn Duy Hàn) và 10 nhà lầu 2 tầng phá lệ xưa (nóc nhà dân phải thấp hơn nóc chùa). Sau 3 thập kỷ ít được nâng cấp, nhà cửa bắt đầu được cải thiện từ năm 1976. Nhà gạch mái ngói Tây cao ráo tộng rãi đã từng bước thay thế phần lớn nhà tranh tre vách đất thấp bé. Phong trào “gạch ngói hóa” thịnh hành trong thập kỷ 80 thế kỷ XX, giảm dần rồi kết thúc vào cuối thập kỷ 80 rồi dần trở thành phổ biến từ giữa thập kỷ 90 với việc sử dụng xi măng sắt thép.
Hiện tại chỉ có 09 nhà cổ có niên đại lâu nhất tại làng Hành Thiện được giới thiệu trong du lịch làng cổ và số nhà khai thác được giá trị du lịch còn ít hơn. Số nhà cổ còn lại không được bảo tồn và cũng ít được hỗ trợ nên công tác bảo tồn gặp khá nhiều khó khăn và mâu thuẫn trong quản lý.
               
Cấu trúc nhà ở trong xóm
 
Khu vực ngoài làng
Đồng ruộng nằm chủ yếu ở phía Tây và Bắc. Đồng ruộng bằng phẳng, không nhiều ao, đầm. Công trình truyền thống còn lại là cầu (quán) trên cánh đồng. Một số nghĩa địa nằm khá rải rác.
(Nguồn tài liệu: Dựa trên bản đồ Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hành Thiện năm 2018. Bản đồ đo đạc hiện trạng năm 2017).
Sự biến đổi của cấu trúc làng (từ trước 1954 đến nay)
   
Sơ đồ cấu trúc làng Hành Thiện
 
Từ năm 1945 đến nay làng không có nhiều thay đổi về mặt cấu trúc, tuy nhiên do xã hội phát triển, để đáp ứng được nhu cầu giao thông đi lại thuận tiện cho người dân, trong 60 năm qua Hành Thiện xây dựng thêm 8 cây cầu mới bằng gạch và bê tông. Năm 2006 xây thêm 3 cây cầu bê tông nữa. Tổng cộng hiện nay Hành Thiện có 19 cây cầu. Thêm nữa do nhu cầu trồng trọt cần thiết nên năm 1963 huyện Xuân Trường xây dựng cống và đào rãnh cấp nước trồng trọt ở vị trí ngang đuôi cá sau chùa Keo, chia hình thái con cá ra thành 2. Từ tháng 4 năm 1984 Hành Thiện có thêm xóm Dũng Trí (đây là một đội sản xuất của hợp tác xã nông nghiệp Hành Thiện).
 
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332