Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Ninh Hải (Ninh Bình) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG NINH HẢI

 

 

Lịch sử phát triển nghề truyền thống

Không biết làng nghề thêu đã có từ bao giờ, nhưng theo người dân thì nghề thêu đã xuất hiện ở Văn Lâm cách đây hàng nghìn năm. Tương truyền lại rằng dưới thời Trần, nhà vua đã đóng quân ở vùng này và chính Hoàng hậu Trần Thị Dung là người đã mở lớp thêu ren dạy cho nhân dân trong vùng, từ đó nghề được lưu truyền và ngày càng phát triển.

Các loại sản phẩm truyền thống

Sản phẩm thêu ren ở Văn Lâm phong phú và đa dạng, có tới hàng nghìn mẫu mã các loại như ga trải giường, mặt gối, bộ khăn ăn, rèm cửa, áo, ki-mô-nô, khăn tay, túi xách, tranh... Trong đó độc đáo nhất phải kể đến sản phẩm tranh thêu, chủ yếu là tranh về phong cảnh, quê hương, đất nước.

Quy trình sản xuất

Quá trình sản xuất một sản phẩm thêu của làng trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự khéo léo, lành nghề của người thêu. Cơ bản trải qua các công đoạn chính:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu vải thêu, chỉ thêu

Bước 2: Vẽ mấu thêu, hoặc dùng đèn rọi bên dưới, sau đó tô theo mẫu.

Bước 3: Đặt mảnh vải vào khung thêu để miếng vải được căng, giúp việc thêu dễ dàng.

Bước 4: Thêu

Bước 5: Giặt để tẩy phần bút vẽ hoa văn mẫu ban đầu

Không gian hoạt động nghề

Các nghệ nhân thêu hầu hết tập trung thêu trong các xưởng của các doanh nghiệp. Nghề thêu giải quyết được việc làm cho người dân địa phương trong thời điểm nông nhàn.

 

Xưởng thêu ren ở thôn Văn Lâm

 

Người dân thường tập trung lại một nhóm đan để giao lưu với nhau

Ở làng Văn Lâm, nghề thêu ren chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động tiểu thủ công nghiệp với các hình thức khác nhau như thêu màu, thêu ren dua. Không chỉ tập trung đến việc xuất khẩu mà các doanh nghiệp đang hướng đến trú trọng thị trường nội địa, tạo ra những sản phẩm, mẫu mã đa dạng, các sản phẩm dễ ứng dụng như khăn trải bàn, túi xách, ví, quần áo, tranh thêu về phong cảnh Ninh Bình… từ đó tạo thương hiệu cho du lịch Ninh Bình và góp phần giữ lửa cho làng nghề, đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng và du khách tại các điểm du lịch. 

Một số hình ảnh thêu tranh về phong cảnh  Ninh Bình ở Văn Lâm

Mặt hàng thêu ren ở Văn Lâm phong phú về chủng loại, mẫu mã, kích thước từ tranh phong cả, ga trải giường, rèm cửa, gối đến khăn trải bàn, túi xách, áo, váy... Đây sẽ là những món quà lưu niệm ấn tượng dành cho du khách mỗi khi tới Ninh Bình.

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332