Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Dạ Trạch (Hưng Yên) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG DẠ TRẠCH

Lịch sử phát triển nghề truyền thống

Theo chủ tịch UBND Xã Dạ Trạch cho biết, nghề chính của làng là nghề trồng cây ăn quả. Nghề trồng cây ăn quả là một nghề có từ lâu đời (Xã Dạ Trạch bắt đầu quá trình chuyển đổi ngành nghề trồng lúa sang trồng cây ăn quả từ những năm 1994), với những loại hoa quả đặc trưng và nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên như nhãn, bưởi, cam canh…góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày, cung cấp nguyên liệu cho chế biến đồng thời là nguồn thu nhập đáng kể cho cuộc sống của người dân. 
Từ năm 1993, xã đã có phương án cho nhân dân nhận ruộng theo quy hoạch hai vùng cao và trũng. Ðảng ủy xã mạnh dạn ra hẳn một Nghị quyết về tăng thời gian đấu thầu diện tích đất công điền từ 5 năm lên 20 năm, đi trước chủ trương của UBND tỉnh về vấn đề này hai năm. Sau khi chia ruộng, cán bộ, đảng viên nhận về mình những mảnh ruộng ở vùng đất xấu, đất ngập lụt mà dân bỏ ra, hoặc không làm. UBND xã vận động bà con vượt đất trũng tạo vườn trồng cây ăn quả. Từ thành công của hơn mười mô hình ban đầu, phong trào dồn đổi ruộng đất lập vườn, lập trang trại trồng cây ăn quả lan ra toàn xã. Chủ tịch UBND xã Ðặng Văn Dương cho rằng: "Với nông dân, trăm nghe không bằng một thấy, cán bộ, đảng viên làm trước đạt hiệu quả kinh tế cao sẽ tác động mạnh đến suy nghĩ, hành động của người dân. Người này học hỏi kinh nghiệm của người kia, vì thế kinh tế trang trại phát triển mạnh, đặc biệt là trồng cây ăn quả đặc sản. Ðể thu hút "thương lái" về địa phương thu mua nông sản, UBND xã không thu bất cứ một loại phí nào. Xe ô-tô có thể đến đầu bờ ruộng, trực tiếp thu mua nông sản với người dân. Chính vì vậy, vào dịp giáp Tết, số lượng xe ô-tô về Dạ Trạch có ngày lên đến hàng trăm lượt xe".
Theo dòng lịch sử phát triển của ngành nghề trồng cây ăn quả nói chung tại tỉnh Hưng Yên, Dạ Trạch là xã đầu tiên của tỉnh phát triển mô hình trang trại trồng cây ăn quả, đồng thời chính quyền địa phương cũng luôn có những chính sách nhằm hỗ trợ phát và nâng cao đời sống kinh tế cho người dân.
Các loại sản phẩm truyền thống
Dạ Trạch là một xã phát triển tương đối đồng đều cả về tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ cũng như nông nghiệp. Nông nghiệp chuyển dịch sang các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Bưởi Diễn, Bưởi Da xanh, cam đường canh, cam Vinh, nhãn chín muộn, các loại rau, hoa chất lượng cao. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại, chăn nuôi nhỏ lẻ ít; chủ yếu chăn nuôi gà Dạ Trạch và chăn nuôi lợn quy mô trang trại. Tiểu thủ công nghiệp phát triển với các ngành nghề như may công nghiệp, hàn xì, nghề mộc, nhôm kính...., thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, đóng góp tới trên 50% giá trị sản xuất nền kinh tế trên địa bàn xã. [UBND Xã Dạ Trạch, Số:35/BC-UBND]
Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã là sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, người dân có kinh nghiệm sản xuất, gần thị trường lớn... để cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành cạnh tranh, có diện tích sản xuất (đối với trồng trọt), quy mô đàn, sản lượng (đối với chăn nuôi, thủy sản) lớn và gắn với hoạt động sinh kế của đa số người dân trong xã; hoặc có hiệu quả kinh tế cao (gấp tối thiểu 1,5 lần sản phẩm đại trà khác của xã) và có tiềm năng mở rộng
Khoái Châu là vùng trồng cam nổi tiếng ở Hưng Yên với hơn 100 ha đang cho thu hoạch. Ông Nguyễn Văn Đạt, trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: toàn bộ diện tích trồng cam và cây có múi ở Khoái Châu hiện đều được thâm canh theo quy trình VietGap, đạt chất lượng thơm ngon đặc trưng, cho thu lãi mỗi vụ gần 500 triệu đồng/ha. Đáng chú ý tại xã Dạ Trạch đã xuất hiện trang trại trồng cam giống mới là V36 và cam ruột đỏ, bước đầu cho thu quả; đây la giống cam có vị ngọt đậm, mùi thơm, tép giòn, vỏ mỏng, ít hạt. Hiện cam C36 có giá 60,000 đồng/kg, cao gấp hơn 2 lần các giống cam bình thường. Đặc biệt, cam ruột đỏ giá khoảng 100 nghìn đồng/kg.  
Các loại sản phẩm kế thừa, mới
Những năm gần đây từ phong trào thi đua phát triển kinh tế đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu trên đồng đất quê hương. Một ví dụ điển hình là trường hợp của Ông Phạm Văn Oai ở thôn Đức Nhuận, xã Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) đã làm giàu từ việc trồng bưởi Diễn xem lẫn cây dược liệu.
Gia đình ông Oai có 1 mẫu ruộng, trước đây quanh năm trồng ngô, trồng táo, đậu tương… nhưng vất vả mà cho hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2000, ông có cơ hội đi tham quan mô hình trồng bưởi Diễn ở Hà Nội do huyện Khoái Châu tổ chức và được giới thiệu về cây bưởi Diễn dễ trồng, dễ chăm sóc, được nhiều người ưa chuộng lại bán được giá cao. Sau lần ấy, ông mạnh dạn đưa 300 cây bưởi Diễn xuống ruộng của gia đình. Cây bưởi trồng sau 1 năm bắt đầu cho quả, tuy nhiên khi cây bưởi còn ít năm thì chất lượng quả chưa ngon nên những năm đầu ông không lấy quả mà tập trung nuôi cây. Bắt đầu từ năm thứ tư thì ruộng bưởi Diễn cho thu hoạch.
Từ tháng 10 âm lịch hàng năm, gia đình ông đã đón những thương lái khắp nơi tìm đến tận ruộng đặt mua những quả bưởi ngon, mẫu mã đẹp để mang đi khắp nơi bán. Hàng năm 1 mẫu bưởi Diễn này cho thu khoảng 12.000 quả, bán với giá trung bình 25.000- 35.000 đồng/quả, trừ mọi chi phí cho lãi 300- 320 triệu đồng/năm.
Ông Phạm Văn Oai trồng bưởi Diễn ở thôn Đức Nhuận, xã Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên)
Những năm gần đây, ông Oai còn tìm tòi, đưa cây tam thất nam và cây địa liền vào trồng xen cây bưởi Diễn. Đây là hai loại cây dược liệu, thường được trồng vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch và đến khoảng tháng 11-12 âm lịch là có thể thu hoạch.
Việc trồng xen tam thất nam, địa liền không những không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây bưởi Diễn mà ngược lại, tam thất, địa liền được trồng bên dưới vừa có thể tận dụng được lượng phân bón, thuốc trừ sâu bón cho bưởi, vừa hạn chế được cỏ dại, đến tháng 5, tháng 6, lá tam thất, địa liền xòe rộng phủ kín mặt đất có tác dụng giữ độ ẩm cho cây bưởi trong những ngày nắng hạn.
Không những vậy, tam thất, địa liền còn là loại cây ít bệnh, dễ chăm sóc và mang lại thu nhập cao. Mỗi năm gia đình ông thu 2,5- 3 tấn tam thất nam, địa liền, được thương lái đến tận nơi thu mua với giá 9.500- 10.000 đồng/kg.
 
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332