Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Thanh Hải (Hải Dương) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG THANH HẢI

Múa rối nước (trò rối nước) ở tỉnh Hải Dương là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn mang tính dân gian đặc sắc, truyền thống lâu đời. Nghiên cứu cho rằng nghệ thuật múa rối nước xuất hiện ở Việt Nam ta vào khoảng triều đại nhà Lý (1010 – 1225). Năm 2012, loại hình này đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 

Tổng quan về múa rối nước
Múa rối nước bao gồm sự kết hợp từ nhiều nghề thủ công như khắc gỗ, tạc tượng, sơn thếp, bện dây, đan lát… và những loại hình văn hóa nghệ thuật như văn học, âm nhạc, diễn xướng…

Các nghệ nhân sẽ điều khiển con con rối, sử dụng mặt nước làm sân khấu, phối hợp cùng âm nhạc tạo nên từng tiết mục giải trí sống động.
Hầu hết các tiết mục này thường mô tả lại sinh hoạt thường nhật trong cuộc sống lao động, sản xuất của người dân (cày bừa, cấy lúa, xay thóc, giã gạo, đánh bắt…)
…hoặc những nghi thức lễ hội, tâm linh (bật cờ, mở lọng, đua thuyền, múa rồng, múa tứ linh, lân tranh cầu, chọi trâu…).

 

Theo thời gian, nghệ thuật múa rối nước được lưu truyền từ đời này sang đời khác, dần trở thành thú vui tao nhã của người dân Việt trong các dịp lễ lớn, hội làng…
Nghệ thuật múa rối nước Hải Dương

Một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nước nổi tiếng cả nước là Hải Dương. Trước cách mạng tháng Tám, có 3 phường múa rối nước ở Hải Dương đó là: Bồ Dương (nay là Hồng Phong, Ninh Giang), An Liệt (nay là Thanh Hải, Thanh Hà), Bùi Thượng (nay là Lê Lợi, Gia Lộc). Hiện toàn tỉnh vẫn duy trì được cả 3 phường với gần 100 nghệ nhân, diễn viên, nhạc công cùng hàng trăm tiết mục rối nước được bảo tồn và phát triển thêm để phù hợp với cuộc sống đương đại.

- Phường múa rối nước Bồ Dương (Hồng Phong, Ninh Giang): Theo ghi chép lại thì nghề múa rối nước ở Bồ Dương được truyền từ Bắc Ninh từ thế kỉ 14. Thời gian sau phường có cụ Lý Tiêu sang dạy học trò ở Nguyên Xá, tỉnh Thái Bình và đã trở thành phường múa rối nước nổi tiếng trong nước.
- Phường rối nước Bùi Thượng (Lê Lợi, Gia Lộc): Đình làng Bùi Thượng, xã Lê Lợi, Gia Lộc có thờ một vị tướng thời nhà Lý tên là Trương Công Tế. Đây là một vị Đại Nguyên soái, kiêm Đô đốc Thủy quân đã có công lớn trong việc đánh giặc Tống. Lúc về già, ông đã dạy nghề múa rối nước cho dân làng Bùi Thượng. Ông được suy tôn làm Hoàng Thành sau khi mất. Đình này còn thờ một vị tướng khác có tên là Trần Bình, người đã dùng những con rối để lừa giặc Tống. Sau đó, làng Bùi Thượng có hai đội múa rối nước, đó là đội của Họ Phạm Thế và họ Đinh. Mỗi đội có khoảng 30 người và có vai trò quan trọng trong những dịp cúng tế Thành Hoàng.

- Phường múa rối nước An Liệt (Thanh Hải, Thanh Hà): Theo lưu truyền thì rối nước có từ thời hậu Lê, do một người trong phường đi làm ăn xa được xem múa rối nước. Người này thấy hay nên học và về làng lập ra phường, hành nghề.

Các con rối ở 3 phường chủ yếu là: chú Tễu, rồng, thuyền rồng, rắn, cá, lân, rùa,... mang tính tượng trưng cao.

 

Mỗi một con rối có những vị trí nhất định trong từng trò diễn, trong đó chú Tễu là hình tượng tiêu biểu nhất, ngộ nghĩnh, tinh nghịch. Tùy vào từng tiết mục của mỗi phường mà số lượng, loại hình và kích thước của mỗi con rối có thể khác nhau.

 

 

 Những con rối nước thường được làm từ gỗ sung vì đây là gỗ nhẹ và dễ nổi trên mặt nước. Đầu tiên con rối được tạc trước…


 
…sau đó là gọt giũa, đánh bóng và trang trí sao cho thể hiện rõ nhất tính cách của các nhân vật.

 

Khi trình diễn, tất cả hoạt động đều diễn ra trong thủy đình. Thủy đình thường được dựng lên ở giữa ao có kiến trúc cân đối, tượng trưng cho mái đình của làng quê Việt Nam. Thủy đình rộng tầm 30m2, làm bằng tre, nứa. Tuy nhiên, ngày nay thủy đình được xây bằng gạch, bê tông cốt thép chắc chắn trên ao làng. Mức nước thường là 0.8m và hòa phẩm có màu xanh lục.
Phía sau thủy đình có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng (hàng mã) và tên phường rối.
 

 

Những nghệ nhân đứng ở trong buồng trò để điều khiển bằng sào hoặc dây để con rối cử động được.

Sân khấu rối nước là phần trống trước mặt buồng trò. Trên mặt nước, thân rối nổi lên để khán giả xem, còn phần đế chìm dưới mặt nước.

Rối nước lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt. Âm nhạc giúp điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn dắt động tác và giữ vai trò chủ đạo khi múa. Nhạc thường sử dụng là làn điệu chèo hoặc dân ca vùng Bắc Bộ.

Nhìn chung, múa rối nước là loại hình nghệ thuật của hội hè làng xóm, mang tính cộng đồng cao. Hơn nữa, nó còn là sáng tạo bí truyền của từng phường, hội và từng nghệ nhân. Trong những năm gần đây, múa rối nước ở Hải Dương ngày càng được các cấp, ngành quan tâm và đầu tư, tổ chức liên hoan cấp tỉnh và kết hợp cùng các tour du lịch để quảng bá. Từ đó, nghệ thuật múa rối nước độc đáo ở Hải Dương ngày càng khẳng định được tên tuổi.

 

Tuy nhiên, tay nghề của thế hệ mới vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
- Các nội dung tiết mục chủ yếu theo tích cũ, có sự cải tiến phát triển nhưng còn ít và thiếu đột phá.
- Một số con trò quá nhỏ, nét đẽo gọt còn thô, đa số sơn bằng sơn Tây, ít trò được làm đúng theo truyền thống là sơn son thếp bạc.
- Về nghệ thuật trình diễn thời nay, người điều khiển vẫn mắc nhiều lỗi như: Lộ đế, nghiên trò, kẹt dây, rơi cờ, đụng mành, động tác chưa ăn nhịp với trống phách, âm nhạc,…
 

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332