Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DI SẢN KIẾN TRÚC VÀ CẢNH QUAN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Nhận diện vấn đề

Việc phát triển du lịch nông thôn, nông nghiệp là một định hướng đúng. Tại vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó có tỉnh Ninh Bình, khu vực nông nghiệp, nông thôn chứa đựng những giá trị văn hóa nhiều mặt rất quý giá, là tiềm năng để phát triển du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho địa phương.
 
 
Việc đánh giá giá trị kiến trúc, cảnh quan để phát triển du lịch là công việc quan trọng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng được đánh giá đầy đủ, thường tách bạch công tác bảo tồn công trình kiến trúc khỏi yếu tố cảnh quan, hoặc đánh giá trên các góc độ giá trị để bảo tồn mà không đứng trên khía cạnh để làm du lịch. Việc nhận diện những giá trị di sản kiến trúc, cảnh quan với trường hợp xã Trường Yên cần có quan điểm:
+ Nhận diện các giá trị của di sản kiến trúc và cảnh quan nông nghiệp, nông thôn không chỉ dưới góc độ của lát cắt kiến trúc – cảnh quan hiện tại mà còn cần nhìn nhận trong quá trình biến đổi lịch sử, khả năng phục hồi, đánh giá vai trò của di sản trong đời sống đương đại.
+ Giá trị của di sản kiến trúc và cảnh quan không đánh giá tách biệt với các giá trị phi vật thể lồng ghép trong đó.
+ Việc nhận diện giá trị để đưa vào phát triển du lịch thực hiện theo góc nhìn để hình thành các sản phẩm du lịch, nằm trong hệ thống phát triển sản phẩm du lịch của khu vực, theo một mô hình phát triển du lịch nhất định.
Bài viết này đưa ra một số ý kiến về đánh giá di sản kiến trúc, cảnh quan nông nghiệp, nông thôn, sơ bộ nhận điện với trường hợp xã Trường Yên dựa trên những góc nhìn này.