Thành phố trong thành phố - Lý luận và thực tiễn
Thành phố (TP) Hà Nội đang có dự kiến về việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô theo định hướng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh thành TP. Như vậy, cùng với đô thị Thủ Đức thuộc TP HCM đã được phê duyệt trở thành TP năm 2020, tiến tới Hà Nội cũng có thể sẽ có mô hình "TP trong TP". Vấn đề này đang được sự quan tâm của cả các nhà chuyên môn và xã hội về khái niệm, tính khả thi cũng như các vấn đề nội hàm quy hoạch. Bài viết này xin chia sẻ một số quan điểm về lý luận và thực tiễn của mô hình này.
Bảo tồn di sản trên quan điểm về "Bảo tồn thích ứng"
Bảo tồn di sản luôn là một lĩnh vực phức tạp, dù đã có lịch sử nghiên cứu và thực hiện nhiều năm nhưng những tranh luận về cách thức tiến hành bảo tồn vẫn chưa bao giờ kết thúc.
Mô hình “Làng đô thị”, một hướng đi cho các làng xã đô thị hoá vùng ven nội đô Hà Nội
Hà Nội, với vai trò thủ đô của đất nước, hiện đang là thành phố có tốc độ đô thị hóa cao nhất. Nhiều vùng ven đô, ngoại thành cũ nay được nằm trong quy hoạch của các khu vực đô thị, các trung tâm kinh tế, chính trị mới của thủ đô trong tương lai gần.
Từ làng lúa tới thành phố tương lai
Hàng vạn hecta đất nông nghiệp của Hà Tây đang chờ đợi triern khai các dự án đô thị, công nghiệp trong tiến trình sát nhập vào Hà Nội. Hơn 2 triệu dân nông nghiệp đang chờ đợi, 278 xã với hơn 1000 làng đang chờ đợi. Đất đang chờ đợi. Người đang chờ đợi. Thành phố sắp về làng, làng xã sắp trở thành phường, cánh đồng sắp chỉ còn là kỉ niệm. Vậy những làng xã Hà Tây sẽ thế nào khi Hà Nội mở rộng?
Quy hoạch hạ tầng làng xã nông thôn vùng ĐBSH theo hướng phát triển xanh bền vững
Trong giai đoạn từ nay đến 2030, nông thôn Việt Nam chắc chắn sẽ có những sự thay đổi rất cơ bản về phương thức sản xuất, phát triển kinh tế do kết quả của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước theo định hướng của Đảng. Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại hóa nông nghiệp, thay đổi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn sẽ làm thay đổi đến hệ thống hạ tầng sản xuất, hạ tầng xã hội và môi trường, không gian sống ở các làng xã.
Khái quát về làng xã truyền thống vùng Đồng bằng sông Hồng
Tài liệu của nhóm nghiên cứu bảo tồn di sản làng xã truyền thống Việt Nam
Biên soạn: PGS.TS Phạm Hùng Cường
Bảo tồn trong quy hoạch nông thôn mới
Làng xã truyền thống của Việt Nam mà tiêu biểu là các làng xã vùng Đồng Bằng sông Hồng (ĐBSH) chứa đựng nhiều giá trị di sản quý giá. Trong đó ngoài các công trình kiến trúc lớn như Đình, Chùa, Miếu… phải kể đến các di sản dạng cấu trúc làng, cây xanh, cảnh quan và các công trình kiến trúc phục vụ cộng đồng, của người dân như giếng làng, ao làng, cổng làng, cổng xóm, điếm, quán, nhà cổ…hòa quyện với văn hóa cộng đồng, tạo nên không gian đặc sắc của làng Việt.
Làng nghề dưới góc nhìn đô thị hóa
Làng nghề vùng ven Hà Nội cũng như nhiều làng nghề khác ở Việt Nam đã tồn tại từ lâu đời. Chúng vẫn được nhìn nhận dưới góc độ giá trị về nghề truyền thống, cần được bảo tồn như một giá trị văn hóa của dân tộc.
Đô thị - nông thôn ngoại thành trong mối liên kết không gian kinh tế và không gian sinh thái
Việc thiết lập mối quan hệ đô thị- nông thôn ngoại thành luôn đặt ra các vấn đề mà dường như các lời giải hiện hữu vẫn chưa được thỏa đáng. Tại đây những mặt trái của quá trình đô thị hóa về dịch cư, chuyển đổi nghề, sự bất lực trong kiểm soát chuyển dịch đất đai, ô nhiễm làng nghề, sự kiểm soát không gian và kiến trúc…vẫn đang là một thách thức không nhỏ đối với các nhà quy hoạch và hoạch định chính sách.
Làm mới lại cấu trúc làng Việt
Trong 20 năm gần đây (từ 1986 đến 2006), tốc độ đô thị hóa ở nước ta tăng từ 22% đến 27%. Chỉ tăng khoảng 5% tức là mới có thêm khoảng 4 triệu dân đô thị hình thành. Những biển động của vùng nông thôn hiện nay thực tế là rất sâu rộng vượt xa nhiều phạm vi quy mô dân cư đó.
Văn hóa bản địa trong xây dựng mô hình cư trú truyền thống
Văn hóa bản địa là những giá trị văn hóa đã được đúc kết tại chính nơi mà cộng đồng sinh sống. Vì nó có tính địa điểm rõ rệt, đôi khi có những giá trị rất riêng trong một khu vực nhỏ như một tỉnh, huyện thậm chí là xã chứ không phải chỉ là văn hóa vùng, miền nên đối với kiến trúc, nó đặc biệt có ý nghĩa nếu chúng ta hiểu biết, cảm nhận, biết học hỏi một cách thực sự.
Tiếng gọi từ làng cổ Đường Lâm
Đường Lâm - Cái tên nghe lạ mà quen, quen mà lạ. Chỉ cách trung tâm thủ đô chưa đầy 50km nhưng không phải ai cũng đã có dịp ghé thăm nơi này. Có quen cũng chỉ là vì hay nghe trên báo đài nói đến như một làng cổ đặc trưng còn sót lại của Việt Nam.
Nhận diện giá trị di sản trong công tác bảo tồn
Thời gian qua, cùng với sự phát triển của đất nước, đô thị mở rộng, nông thôn mới được xây dựng, đời sống nhân dân được nâng cao thì chính sự phát triển đó cũng đã cuốn đi nhiều giá trị di sản văn hóa vô giá mà các thế hệ cha ông đã để lại cho chúng ta.
Trong sự lúng túng, chậm chễ, hoạt động chưa hiệu quả của công tác bảo tồn có một phần lỗi từ sự thiếu vắng các cơ sở lý luận, mà trong đó lý luận về nhận diện giá trị di sản tại Việt Nam là một trong những lý luận quan trọng, là cơ sở để có các giải pháp bảo tồn đúng đắn, thực sự chưa được quan tâm nghiên cứu và xây dựng một cách có bài bản.