Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Giới thiệu nhóm nghiên cứu Bảo tồn di sản làng xã truyền thống Việt Nam

Nhóm do PGS.TS. Phạm Hùng Cường, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường Đại học Xây dựng thành lập ngày 15/01/2007 với sự tham gia của các sinh viên 48KSCLC,KD48,KD50 và nhiều các học sinh của các khóa sau này.
Nhóm phổ biến kiến thức cho các thành viên mới với tinh thần từ tìm hiểu đến yêu mến và có những hành động cùng chung tay giữ gìn các giá trị di sản của làng Việt.
Từ năm 2007 đến nay, với sự mở rộng nghiên cứu trên phạm vi vùng Đồng bằng sông Hồng, nhóm có nhiều hoạt động với kết quả đạt được thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các đề tài thạc sỹ, tiến sỹ kiến trúc, các cuộc hội thảo về công tác bảo tồn di sản, phát huy giá trị của di sản. Nhóm đã có sự tham gia ngày càng nhiều của các thầy cô của Bộ môn Quy hoạch, của khoa Kiến trúc và Quy hoạch, các chuyên gia và một số cơ quan khác.
Năm 2008 Câu lạc bộ Di sản làng Việt cũng được hình thành, CLB đã tập hợp những người yêu di sản làng tổ chức các chuyến đi thăm quan, vẽ ghi, vẽ kỹ họa… về các làng quê.
Trang web Disanlangviet.com được lập nhằm chia sẻ các kết quả nghiên cứu, vận động đông đảo các kiến trúc sư và cộng đồng những người yêu làng tham gia các hoạt động nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của di sản.
Hiện nay nhóm tiếp tục nghiên cứu các giải pháp bảo tồn di sản làng xã trong quá trình quy hoạch nông thôn mới, các mô hình làng di sản - du lịch, làng nghề- du lịch để tìm kiếm các giải pháp bảo tồn di sản một cách chủ động, hiệu quả.
Thông điệp của nhóm nghiên cứu là:
"Tìm hiểu - Yêu quý - Hành động vì Di sản làng Việt"
Trưởng nhóm
PGS.TS. Phạm Hùng Cường