Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Giới thiệu sách: Quy hoạch và gìn giữ bản sắc văn hóa trong xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Hồng

 
Bản sắc văn hóa là sự kết tinh các giá trị văn hóa của một vùng miền, là một hệ thống các giá trị từ quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan đến tổ chức môi trường sống và các giá trị phi vật thể khác. Nó không chỉ tạo nên sự khác biệt mà còn đóng góp quan trọng trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.
 
Sách "Quy hoạch và gìn giữ bản sắc văn hóa trong xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Hồng"
 
Cuốn sách này thể hiện quan điểm và phương pháp, cách thức trong việc gìn giữ các bản sắc văn hóa thông qua công tác quy hoạch xây dựng nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Không chỉ là việc phải nâng cao chất lượng hạ tầng xã hội như điện - đường - trường trạm; Không chỉ là việc phát triển kinh tế làng nghề hay sản xuất nông nghiệp;  Không chỉ là việc bố trí đất đai xây dựng các khu ở mới với các kiểu kiến trúc nhà ở mới; Không chỉ là việc trồng những hàng hoa ven đường hay gìn giữ đường làng ngõ xóm, môi trường cảnh quan sạch sẽ. Qua cuốn sách này bạn đọc còn có thể thấy người làm quy hoạch, công tác quy hoạch xây dựng có thể làm được hơn thế nữa.
Đó là vừa quy hoạch để phát triển các làng, xã, điểm dân cư nông thôn, vừa gìn giữ được các giá trị văn hóa đã hình thành hàng ngàn, hàng trăm năm của mỗi làng, mỗi xã, Đó là quan điểm bảo tồn trong phát triển, là phát triển du lịch, phát triển làng nghề truyền thống, định hướng cách gìn giữ bản sắc văn hóa chủ động nhất; Đó là bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, đình, chùa, đền, miếu; Đó là bảo tồn và gìn giữ các đặc trưng cảnh quan đường, ngõ, cây đa, cổng, cây đa, khóm tre, giếng làng, ao làng, cầu đá hay quán trên cánh đồng; Là gìn giữ cảnh quan làng nghề, lối sống cộng đồng làng xóm đầm ấm; Là gìn giữ và khôi phục các giá trị sinh thái, cảnh quan tự nhiên; Là kế thừa cách tổ chức không gian làng truyền thống trong khu ở mới.... 
Với 170 trang, cuốn sách gửi gắm tâm huyết của tác giả sau nhiều năm tham gia công tác quy hoạch nông thôn và nghiên cứu về các làng xã truyền thống của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Các bạn có thể tìm đọc cuốn sách tại nhà sách của trường Đại học Xây dựng hoặc liên hệ với phụ trách: Mrs. Dung - 0938689235