Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng nông thôn xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên theo xu hướng hạ tầng xanh

Khái niệm Hạ tầng xanh

Hiện nay, hướng tới sự phát triển bền vững đang là xu thế của toàn thế giới trong mọi lĩnh vực. Các xu thế phát triển xanh trong đó có hệ thống “hạ tầng xanh” đang được quan tâm, nghiên cứu ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới và cho thấy những hiệu quả to lớn của “hạ tầng xanh” đối với cuộc sống của con người.
Thuật ngữ  “Hạ tầng xanh” đề cập đến sự phát triển bền vững của mạng lưới không gian đề cao tính liên kết với thiên nhiên của các yếu tố nhân tạo, sử dụng và liên kết các yếu tố tự nhiên nhằm cung cấp nhiều lợi ích về môi trường, sinh thái, kinh tế, xã hội cho toàn bộ cộng đồng.
Tại Việt Nam, “hạ tầng xanh” đang là một lĩnh vực khá mới, đang bắt đầu được tìm hiểu và nghiên cứu ứng dụng. Đặc biệt khi áp dụng vào nông thôn nói chung, “hạ tầng xanh” được cụ thể hóa với cách hiểu như sau:
- “Hạ tầng” bao gồm các yếu tố như: giao thông, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, xử lý chất thải rắn….
- “Xanh” bao gồm các yếu tố môi trường, sinh thái, các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cây xanh, cảnh quan, không gian xanh…
- “Hạ tầng xanh” là các lĩnh vực của hệ thống hạ tầng mang trong mình “yếu tố xanh” nhằm cân bằng các yếu tố tự nhiên, gìn giữ môi trường sinh thái, cân bằng và gìn giữ đa dạng sinh học… hướng đến mục tiêu phát triển nông thôn bền vững.
Vậy “hạ tầng xanh” bao gồm: hệ thống giao thông mang yếu tố xanh; khai thác, sử dụng nước mưa trong việc cung cấp nước sạch; các biện giáp thu gom và xử lý nước thải thân thiện với môi trường; tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng sạch; các giải pháp xử lý rác thải thân thiện với môi trường; ứng dụng các khoa học công nghệ tiên tiến vào đời sống, sản xuất và xây dựng hệ thống hạ tầng.
Nông thôn truyền thống Việt Nam vốn đã mang trong mình một số những yếu tố xanh nhất định, tuy nhiên trước những biến đổi tất yếu của sự phát triển đã làm mất dần đi các yếu tố xanh đó. Cộng thêm sự phát triển có phần tùy tiện, không có những định hướng phát triển cụ thể làm gia tăng sự hủy hoại tự nhiên và môi trường sống. Rất cần có các nghiên cứu thiết kế hệ thống hạ tầng, những giải pháp áp dụng vào thực tiễn ở địa bàn một xã cụ thể nhằm xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn theo xu hướng tiếp cận hệ thống hạ tầng xanh nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
 
Hiện trạng hạ tầng xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Với những tìm hiểu, nghiên cứu về hệ thống hạ tầng xanh cùng việc thu thập các tài liệu về nông thôn, hạ tầng nông thôn của xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cho thấy việc xây dựng hệ thống hạ tầng nông thôn theo xu hướng tiếp cận hệ thống hạ tầng xanh là tất yếu để phát triển nông thôn bền vững.