Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Thiết lập hệ thống hạ tầng xanh trong quy hoạch xây dựng vùng huyện thuộc thành phố Hà Nội

Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu nhận diện hệ thống Hạ tầng xanh tại các huyện của Hà Nội hiện nay đã được thiết lập như thế nào, quan tâm đến sự kết nối với tự nhiên, mục tiêu đảm bảo yêu cầu môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan không chỉ trong các điểm dân cư mà còn trong cả các khu vực sản xuất nông nghiệp và tự nhiên khác trong toàn huyện. Nhận diện những thiếu sót, khoảng trống trong quản lý phát triển qua các đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện. Từ đó đề xuất các định hướng để thiết lập hệ thống Hạ tầng xanh hoàn chỉnh hơn trong vùng huyện giai đoạn tới.

 

Đặt vấn đề

Thành phố Hà Nội có 17 huyện ngoại thành, trong định hướng quy hoạch chung của thành phố, các huyện ngoại thành phần lớn thuộc Hành lang xanh, có vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường chung cho Thủ đô. Từ năm 2014 đến nay, các đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được thiết lập, các nội dung về quy hoạch hạ tầng, bảo vệ môi trường đã được đặt ra để thực hiện. Mặc dù nhìn tổng thể các huyện hiện có mật độ xây dựng thấp, chủ yếu là đồng ruộng, nhiều ao hồ, sông, kênh mương, tuy nhiên nhìn vào thực trạng, môi trường và hệ sinh thái của các huyện đang nảy sinh nhiều vấn đề như ô nhiễm nguồn nước sông, hồ; hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học suy giảm, cảnh quan nghèo nàn...đặt ra vấn đề cần đánh giá sự phát triển của các huyện trên góc nhìn của phát triển Hạ tầng xanh.

 

 

Bài viết dựa trên nghiên cứu hai huyện thuộc Hà Nội là Ứng Hòa và Phú Xuyên, là các huyện đồng bằng nằm ở phía Nam Hà Nội. Nghiên cứu đánh giá tập trung vào thực trạng hệ thống không gian xanh và mặt nước, đánh giá tình trạng kết nối với tự nhiên, hiệu quả tạo chất lượng môi trường, sinh thái và cảnh quan. Khác biệt với đô thị, nghiên cứu đánh giá không gian xanh, mặt nước không chỉ ở đất cây xanh, công viên mà là cả hệ thống không gian xanh, mặt nước có trong điểm dân cư làng xã, đồng ruộng và sông hồ tự nhiên trên địa bàn huyện. Bao gồm cả khu vực dân cư sinh sống và khu vực sản xuất nông nghiệp, gìn giữ các giá trị văn hóa đồng thời với xây dựng môi trường sống đương đại (1).  Mục tiêu để thiết lập được hệ thống Hạ tầng xanh, lồng ghép trong quá trình lập các đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện.

Xem thêm

PGS.TS. Phạm Hùng Cường, NCS. Phùng Thị Mỹ Hạnh