TỌA ĐÀM: NHẬN DIỆN CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN KIẾN TRÚC QUY HOẠCH LÀNG HÀNH THIỆN TỪ GÓC NHÌN CHUYÊN MÔN VÀ CỘNG ĐỒNG
Ngày 4 tháng 3 năm 2017, nhóm nghiên cứu Di sản Làng Việt - Bộ môn Quy hoạch Vùng và Đô thị, trường đại học Xây Dựng đã tổ chức buổi Tọa đàm với nội dung: Nhận diện các giá trị di sản kiến trúc, quy hoạch làng hành thiện, từ góc nhìn chuyên môn và cộng đồng
PGS. TS. Phạm Hùng Cường chủ trì buổi tọa đàm
Giáo Sư Hoàng Đạo Kính chia sẻ ý kiến
Chụp ảnh lưu niệm tại tọa đàm
Buổi tọa đàm có sự tham gia báo đài và nhiều bạn trẻ quan tâm đến giá trị di sản
Nhóm nghiên cứu Di sản làng Việt, Bộ môn Quy hoạch vùng và đô thị, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường Đại học Xây dựng phối hợp cùng Hội thanh niên làng Hành Thiện, cùng các chuyên gia tại buổi tọa đàm đã mang lại cái nhìn toàn diện hơn về giá trị di sản làng Hành Thiện, từ đó có những đóng góp cho việc gìn giữ và phát huy giá trị của các di sản trong quá trình phát triển xây dựng nông thôn mới.
Làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định là một làng truyền thống có lịch sử hình thành từ khoảng 400 năm trước với nhiều Di sản quý giá. Không chỉ là những công trình kiến trúc đã được biết đến như chùa Keo, miếu Tam giáp, Giếng Mắt cá, nhà lưu niệm của cố tổng bí thư Trường Chinh...mà làng còn có giá trị đặc sắc về hình thái và cấu trúc quy hoạch, tổ chức không gian làng. Ngôi làng có hình con cá hóa rồng, quẫy mình vươn ra biển với hệ thống đường dong, hướng nhà, kênh mương bố trí hợp lý đã để lại cho thế hệ sau nhiều bài học quý về các tổ chức không gian sống bền vững của cộng đồng.