Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Xây dựng đường bao thôn, cơ sở để xây dựng và kết nối hạ tầng nông thôn bền vững

Trong thời gian qua, nhiều đồ án quy hoạch nông thôn mới (vùng đồng bằng Bắc Bộ) đã được phê duyệt. Tuy nhiên do những điều kiện về kinh phí và những hạn chế về mục tiêu ngắn hạn, trong bối cảnh nông thôn chưa có những thay đổi rõ nét về phương thức sản xuất nên các đồ án cơ bản đề xuất ở mức độ nâng cấp hiện trạng hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật hiện có. Trong các mục tiêu mà đồ án hướng tới đạt được, mục tiêu xây dựng hạ tầng kỹ thuật và môi trường bền vững vẫn là khó đạt nhất, còn thiếu tính khả thi và một định hướng cho tầm nhìn xa. Có thể thấy đây là sự lúng túng từ lý luận dẫn đến các nhà tư vấn thiếu các cơ sở về định hướng, mục tiêu và những nguyên tắc thống nhất để quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu, đặc biệt là về hạ tầng nông thôn, đặt cơ sở phát triển nông thôn hiện nay trong một tầm nhìn dài hạn (đến năm 2030) và minh chứng cho khả năng đáp ứng được những biến động mới của sự thay đổi phương thức sản xuất theo hướng sản xuất lớn, thay đổi cơ cấu sản xuất và có ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp.
Bài viết này chia sẻ một số kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy từ các cấu trúc làng xã truyền thống của vùng Bắc Bộ, việc xây dựng đường bao thôn là một hướng xây dựng hoàn thiện cấu trúc hạ tầng làng xã khả thi và có thể tạo lập đượng một khung hạ tầng bền vững cho các mục tiêu dài hạn trong tương lai.