Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Ninh Vân (Ninh Bình) - DI SẢN PHI VẬT THỂ LÀNG NINH VÂN

 

Là một làng truyền thống có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, xã Ninh Vân có nhiều di sản phi vật thể có giá trị cao như nghề truyền thống làm đá mỹ nghệ, về ẩm thực, lễ hội, thơ ca… và gắn bó mật thiết với các hoạt động lễ hội cũng như thường ngày của dân làng. 

Lễ hội và nghệ thuật biểu diễn

Với chiều dày lịch sử của mình xã Ninh Vân nổi tiếng với các lễ hội truyền thống như lễ hội Kỳ phúc tại thôn Trấn Vũ, Lễ hội thành hoàng làng tại thôn Xuân Vũ tổ chức hàng năm vào ngày 11/2 âm lịch, hay lễ hội tam thôn (thôn Hệ, thôn Phú Lăng và thôn Thượng) tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch để thờ con rể vua Hùng – Đức Sơn Tinh (tương truyền sau khi đánh giặc thì về Ninh Vân).

Rước kiệu có thể coi là một nét độc đáo và là một nghi thức hết sức quan trọng trong các lễ hội tại Xã Ninh Vân.

Ẩm thực, sản vật đặc thù: Là yếu tố quan trọng (Chợ, phỏng vấn)

Xã Ninh Vân không có ẩm thực và sản vật đặc thù, mà chỉ có món thịt dê cơm cháy là đặc sản chung của vùng đất Ninh Bình. 

Các phong tục, tập quán tiêu biểu (cưới hỏi, lễ hội, hương ước, quan hệ dòng tộc, láng giềng...) (Người cao tuổi, phỏng vấn)

Ở Xã Ninh Vân có một số họ phổ biến là họ Phạm và họ Lương (đặc biệt là họ Lương Xuân) với số lượng lớn các gia đình mang quan hệ huyết thống với nhau. 

Lễ hội lớn nhất hàng năm của xã Ninh Vân diễn ra vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch. Ban khánh tiết người dân dành nhiều tuần trước đó để chuẩn bị cho các hoạt động lễ và hội trong sự kiện hàng năm này. Theo lãnh đạo xã và người dân thì cứ năm năm lại có một lần rước lễ từ đầu làng đến cuối làng. 

Theo ghi nhận từ những người cao tuổi ở làng thì trong lễ hội làng có những hoạt động sôi nổi như hát dô, hát quan họ, chọi gà đặc biệt là trò chơi nấu cơm thi. Các đội thi (mỗi đội ba người) có 20 phút để nấu chín cơm. Sau khi vo gạo, một người vừa đi vừa gánh hai niêu và hai người đốt lửa theo sao cho cơm chín đòi hỏi sự khéo léo của người chơi. 

Hội tam thôn mùng 10 tháng 3 Âm lịch

Ca dao, tục ngữ, câu chuyện truyền miệng về lịch sử phát triển...

Là một làng xã truyền thống có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, người dân xã Ninh Vân có nhiều câu ca dao đã trở thành quen thuộc nói về các hoạt động lễ hội, nghề làm đá mỹ nghệ. Tất cả các thơ và ca dao đều toát lên tình cảm yêu mến và tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương:

“Côn Lăng nét đẹp nơi đây,

Có nghề làm đá từ ngày xa xưa

Nhà Đinh kiến tạo Đế đô

Nghề điêu khắc đá có cơ đua tài”

Hay:

“ Đá làm sập làm long ngai

Làm nên hướng án cho ta thờ thần”

Văn bản cổ, thư tịch, sắc phong, ghi chép trên bia đá, chữ trên cổng nhà, cổng làng 

Theo người dân làng Ninh Vân kể lại thì ở đình làng còn lưu giữ một số ghi chép về lịch sử nghề đá trên bia tại đình thôn Hệ.

 

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332