Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Cựu (Hà Nội) - CÔNG TRÌNH DI SẢN TRUYỀN THỐNG LÀNG CỰU

Cấu trúc làng cổ
Làng Cựu vẫn còn giữ được cấu trúc của làng truyền thống dù đã trải qua biến động. Làng còn Cổng làng, đình, giếng. Đường làng bình yên với các ngõ nhỏ lát gạch và đá xanh.

Cấu trúc làng Cựu - cấu trúc điển hình của làng thuần nông đồng bằng Bắc Bộ

Thống kê di sản kiến trúc, công trình xây dựng
Bảng thống kê di sản kiến trúc,công trình xây dựng làng Cựu
STT Tên di tích Vị trí Xếp hạng
1 Đình làng Cựu Đầu làng 
2 Chùa Phúc Duệ (Chùa Dổi) Ngoài đồng Di tích cấp thành phố
3 Giếng làng Giữa làng
4 Cổng làng Cuối làng
5 Nhà cổ 49 nhà
 
Đình làng Cựu

Cảnh quan bên ngoài Đình và tổng mặt bằng

Cảnh quan ao đình làng Cựu

Đình làng Cựu được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI. Mới được tu sửa lại nhưng chưa hoàn chỉnh. Đình nằm ở đầu làng, trước mặt là ao sen. Đình làng nằm trong tổ hợp kiến trúc: đình, sân đình, cây bồ đề cổ thụ, ao sen. Đình là không gian cộng đồng quan trọng trong làng. Đình là nơi tập trung, nghỉ chân của người dân khi đi làm đồng. Đồng thời đây cũng là không gian vui chơi của trẻ em. 
Trước đình có cây Bồ đề râm mát cạnh ao làng, đây là nơi người dân ra ngồi hóng mát trò chuyện, vẫn còn những chân đá tảng, dấu tích của ngôi đình đẹp đẽ trước đây.


Lễ hội Thành hoàng làng được tổ chức vào 3 ngày 7,8,9 tháng Giêng nhằm tưởng nhớ đến người đã có công xây dựng làng. Trong các ngày lễ hội, ban ngày tổ chức các trò chơi dân gian như đập niêu, buổi tối là thời điểm cho các chương trình ca múa nhạc.

Chùa Phúc Duệ (Chùa Dồi)

 



Chùa Phúc Duệ (chùa Dồi) nằm ở ngoài làng. Tương truyền, xưa có 5 vị thần giúp vua Hùng đánh giặc, khi bay qua cánh đồng làng Cựu, các ngài thấy cảnh trí ở đây đẹp quá, liền dừng lại và hạ xuống, các ngài hóa tại đây.
Chùa Phúc Duệ nằm trên gò đất cao, diện tích khoảng 1,7 ha, trước mặt có dòng sông Nhuệ chảy qua, hai bên tả hữu là hồ sen. Theo dân địa phương, chùa rất linh thiêng nên được đặt tên là Phúc Duệ hay Phúc Nhuệ ý nói Phật luôn mang lại may mắn cho người dân như nước dòng sông Nhuệ. 
Chùa Phúc Duệ được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Đinh. Trước tiền đường, sau hậu cung. Quần thể chùa gồm: nhà tiền đường, thượng điện, nhà mẫu, nhà vong, nhà tổ đường, phía sau là nhà tổ ni.
Tiền đường có quy mô lớn nhất gồm 5 gian xây tường bao quanh, bờ nóc và bờ hồi đắp thẳng. Kiến trúc gỗ độc đáo với các trang trí hoa văn tinh tế: hoa sen, hoa cúc, nâm rượu...
Phía sau tiền đường là thượng điện, đây là công trình cổ kính nhất chùa. Nền thượng điện cao khoảng 80 cm so với mặt nền sân, có các pho tượng gỗ cổ được điêu khắc từ thời thành lập chùa.

Giếng làng

Làng có 2 giếng, một giếng nằm ở giữa làng, một giếng nằm ngoài ruộng ở phía Bắc của làng Tuy nhiên, hiện nay chỉ giữ được giếng ở giữa làng, giếng làng nằm ngoài ruộng phía Bắc của làng không được sử dụng nên đã bị lẫn vào hệ thống ao bao xung quanh làng, không thể nhận biết và phân biệt rõ ràng ranh giới.
Có điều đặc biệt là giếng là rộng như ao, một chiều đến hơn 30m, bờ đất, hiện chỉ để thả Sen, có bậc xây đi xuống.



Đây là không gian đa chức năng, vừa là nơi họp chợ, vừa là không gian cộng đồng tụ họp dân làng. 
Từ xưa, người dân trong làng muốn đi chợ phải đi cách làng 3km. Sau khi giếng làng được tôn tạo, chợ tạm đã mọc lên sát cạnh. Nét đặc trưng ở chợ này là người dân đi chợ lớn bán hàng không hết sẽ mang về chợ tạm bán cho dân trong làng. Chính vì vậy mà chợ họp khá muộn và kết thúc cũng muộn. Mặt hàng rất đơn sơ, dưới bóng cây Bàng râm mát, nó mang dáng dấp một nơi để bà con ra trò chuyện nhiều hơn.

Cổng làng (Cổng phía Tây)



Cổng làng phía Tây
Trước kia làng có 2 cổng. Cổng đầu làng đã bị dỡ bỏ năm 1972, trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cổng phá đi cho xe chở lương thực có thể vào làng để cất giữ. Hiện làng chỉ còn 1 cổng ở cuối làng. 
Chiếc cổng làng bề thế là kiến trúc cổ cao nhất ở làng Cựu, được xây theo lối 'quyển thư', tựa như một cuốn sách khổng lồ đang mở ra đón khách. Cổng làng có kiến trúc cầu kỳ, bề thế, có tầng, có mái và có cả lối lên xuống. Vọng các của cổng làng với mái ngói, bờ đao cong vút, hai đôi nghê đắp nổi dù đã sứt mẻ theo thời gian nhưng vẫn còn nguyên nét đẹp cổ kính, thể hiện sự bề thế của một ngôi làng trù phú.
Cổng làng Cựu xây kiểu tam quan nhà chùa nhưng vít 2 cửa cạnh tạo một cửa giữa rộng rãi mái vòm. Phía mặt trong cổng có nậm rượu, nụ hoa điểm xuyết rất lạ cùng những hàng chữ Nho mực đen đã nhạt màu.
 
Giao lưu văn hóa Á- Âu trong làng Cựu
Nhà ở phong cách kiến trúc Pháp là nét đặc sắc nhất trong di sản ở làng Cựu. So với các làng khác cũng có kiến trúc phong cách châu Âu như làng Nha Xá (Hà Nam), Cự Đà (Hà Nội) thì nhà biệt thự tại làng Cựu nhiều và đẹp. Ảnh hưởng Phong cách kiến trúc Pháp tại Hà nội đã được nhận diện bao gồm: phong cách kiến trúc tiền thự dân, phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển, phong cách kiến trúc Đông Dương .
Hạ tầng cũng có giao thoa giữa cấu trúc làng Việt truyền thống và hạ tầng kỹ thuật Châu Âu
Hệ thống thoát nước và chiếu sáng trong làng Cựu được phát triển thời Pháp thuộc. Các rãnh thoát nước kết nối từ nhà ra đường chính, được lát gạch đỏ dưới đáy. Làng được trang bị hệ thống chiếu sáng bằng đèn (thắp bằng dầu hỏa) chạy dọc theo đường chính của làng.

 

Nhà cụ Phó Du
 
Ngôi nhà được xây dựng năm 1929. Mặt tiền nhà là những nét pha trộn kiến trúc Á – Âu, cửa lá sách, rồi các cột trụ, đầu hồi… đều được đắp nổi đề tài hoa lá, tỉa cạnh rất đặc trưng của Tây Âu, nhưng trên chóp mái lại là bức phù điêu Tam tinh – chính là bộ Tam đa (phước – lộc – thọ) quen thuộc trong văn hoá Á Đông thường thấy tại các nước Việt Nam, Trung Quốc… với dòng Hán tự: tam tinh cung chiếu (ba vì sao toả chiếu).
Nhà thương nhân người Hoa - phong cách kiến trúc Việt - Hoa – Pháp
Sự kết hợp, giao lưu văn hoá của phong cách kiến trúc VIệt- Hoa – Pháp, tạo nên một tổng thể sinh động, hài hoà, hoà hợp với khong gian, kiến trúc bản địa tạo nên dấu ấn cho công trình này. 

   

     

Nhà thương nhân người Hoa - phong cách kiến trúc Việt - Hoa – Pháp
Cổng nhà cổ
Một yếu tố quan trọng tạo nên không gian cảnh quan đường làng là sự đa dạng trong kiến trúc cổng. Từ cổng mang phong cách của kiến trúc cổ Việt nam như cổng tại nhà cụ phó Du – nhà vị quan chức trong làng, một trong những ngôi nhà cổ nhất của làng xây năm 1929 nằm ở đầu làng. Đến cổng nhà mang phong cách kiến trúc Trung Hoa (cổng phụ) nằm phía nam đường chính. Cổng ở khu vực giữa làng là sự kết hợp của các chi tiết kiến trúc Việt nam– Trung Quốc - Châu Âu.

Cổng nhà mang phong cách kiến trúc Châu Âu
 
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332