Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Đại Hoàng (Hà Nam) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG ĐẠI HOÀNG

Lịch sử phát triển nghề truyền thống
Nghề cá kho: Đại Hoàng còn có món cá kho rất đặc biệt: cá kho làng Vũ Đại hay còn gọi là Cá kho Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu, cá kho Hà Nam. Tất cả những tên gọi trên đều cùng là món cá kho cổ truyền của làng, đã nổi tiếng khắp nơi nơi trên toàn quốc và còn xuất khẩu ra nước ngoài. Món cá kho này rất đặc biệt bởi thịt cá cứng chắc, xương cá xốp mềm, cá có hương vị rất hấp dẫn và không còn mùi tanh thông thường của cá. Cá để kho phải là cá trắm đen từ 3 kg trở lên. Niêu kho cá phải là niêu được đặt mua ở Nghệ An, vung niêu đặt mua ở Thanh Hóa. Nồi cá đòi hỏi ướp tẩm đầy đủ gia vị như gừng, riềng, nước cốt chanh, nước cốt xương lợn… và những hương liệu gia truyền mà chỉ có những nhà nghề lâu năm mới có. Cá sau khi tẩm ướp sẽ đun liên tục trong thời gian từ 12- 13 tiếng đồng hồ, củi dùng để đun phải là củi nhãn.
 
 
Nghề dệt truyền thống: Nghề đã tồn tại từ lâu, trước cách mạng tháng 8/1945 nhân dân đã đưa nghề dệt về làng, sử dụng bằng công cụ khung dệt mỏ quạ (chân dận, tay đưa, tay dệt). Lúc đó dệt đũi, vải khổ hẹp. 
 
Hiện trạng dân cư, lao động tham gia
Dân cư ở  đây là dân tộc Kinh, tôn giáo chủ yếu theo đạo Phật. Nguồn gốc dân cư: một số người con cháu họ Trần, từ phủ Thiên Trường (Nam Định) di cư qua sông sang đất bãi bồi của sông Châu Giang và sông Hồng Hà, khai phá lập thành làng. Suốt thời gian cho đến cuối triều Nguyễn, toàn dân trong xã chỉ mang một họ là họ Trần, về sau có những con dâu, con rể từ địa phương khác thì trong xã mới có người mang họ khác với họ Trần.
 
Các loại sản phẩm truyền thống
Nghề dệt: Là nghề kinh tế chính của nhân dân xã từ xưa đến nay. Đàn ông, đàn bà, người già, trẻ em đều tham gia tùy sức làm công việc thích hợp. Cả xã có trên hai nghìn khung cửi. Nguyên liệu là sợi nhà máy Nam Định, mua tại các cửa hiệu tại phố Khách. Thành phẩm tiêu thụ ở thành phố Nam Định hoặc tại cửa hàng chuyên ngành hoặc ở người chuyên mua tại chợ. 
Các nghề thợ thủ công khác: 
Thợ may: chỉ có lẻ tẻ ở chợ Bến Trong, chợ Bến Ngoài hoặc ở một ngã ba, ngã tư, may bằng máy chủ yếu là quần áo bình thường.
Thợ mộc, thợ nề: Làm được nhà tre gỗ, nhà xây thông thường, làm nhà ngói cao đẹp phải thuê thợ ở Cao Đà, thợ Đông Trụ.
Thợ mộc trong làng đóng được khung cửi, đồ gia dụng giản dị: giường, phản, bàn ghế dựa, muốn có tủ đứng, tủ chè, tràng kỷ, sập gụ phải mua ở thành phố Nam Định.
Nghề kho cá:  Từ truyền thống kho cá lâu đời, nắm bắt được nhu cầu của thị trường, người dân Hoà Hậu bắt tay vào việc “sản xuất hàng loạt” để kinh doanh. Những niêu cá được chế biến cầu kỳ, công phu trở thành món ăn hàng ngày của bao người và có mặt trên mâm cúng tổ tiên ngày tết. Người Hoà Hậu bây giờ kho cá bán quanh năm, nhộn nhịp nhất khi tết đến. Từ giữa tháng Chạp âm lịch, khói bắt đầu mù mịt xóm làng khi những chiếc điện thoại liên tục đổ chuông. Khách từ mọi nơi gọi về đặt hàng, không chỉ trong nước mà còn làm quà biếu theo chân người xuất ngoại.
 
 
 
Tiềm năng và hạn chế trong phát triển làng nghề
Tiềm năng
- Xu hướng du lịch sinh thái nông nghiệp đang trở thành trào lưu của các thành phố lớn.
- Giao thông thủy bộ rất thuận lợi, ở cạnh sông Hồng và sông Châu, có đường QL38B ( TL492 cũ)  đi qua xã. Gần các trung tâm kinh tế lớn, và các điểm du lịch nổi tiếng (cách Đền Trần 3km, cách Phủ lý khoảng 24km cách thành phố Nam Định 7km, cách thành phố Thái Bình 18km, cách đền Trần Thương 12km)
- Quê hương của nhà văn Nam Cao nổi tiếng, tiêu biểu nhất của văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng 8. 
- Còn giữ được hệ sinh thái và văn hóa nông nghiệp với đặc trưng của vùng đồng bằng chiêm trũng được bồi đắp bởi sông Hồng và sông Châu, với nhiều đặc sản truyền thống nổi tiếng.
- Được lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư. 
Khó khăn
- Chưa phát huy được những thế mạnh tiềm năng du lịch để trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo. Vốn đầu tư cho du lịch còn quá ít ỏi.
- Dân cư mật độ đông (dày đặc), quỹ đất trống ít và sen kẹt, rất khó tạo lập một khu vực hay cụm công trình có quy mô lớn.
- Khu trung tâm xã còn nhỏ bé, phân tán, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch còn thiếu và yếu kém.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhỏ bé, kết nối khó khăn:
- Hệ thống cấp nước sạch mới đáp ứng được 1 phần nhu cầu hiện tại
- Phân cấp quản lý chưa rõ ràng về cơ chế nêm doanh nghiệp chưa dám đầu tư
- Chưa công bố quy hoạch và cắm mốc quy hoạch chi tiết khu tưởng niệm Nam Cao
- Vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi...đặc biệt dòng sông Giang đang bị ô nhiễm nghiêm trọng
- Vấn đề quảng bá sản phẩm du lịch còn hạn chế
- Số lượng người làm nghề truyền thống và số lượng nghệ nhân giảm
- Sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay.
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332