Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Bách Thuận (Thái Bình) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG BÁCH THUẬN

 

Làng Bách Thuận có tuổi đời trên 100 năm. Bách Thuận là tên ghép của 2 làng cổ: Thuận Vi và Bách tính. Ở Thuận Vi xưa có nghề trồng dâu nuôi tằm. Ngoài cây dâu, Thuận Vi còn trồng cây ngâu. Từ năm 90 đến nay, những cây giá trị thấp dần dần bị thay thế. Thuận Vi lâu nay đã là một làng cây cảnh 

Nghề truyền thống ở Bách Thuận có 2 loại sản phẩm chính: Hoa và cây cảnh. 

Hoa thì chưa có 1 loại hoa nào đặc trưng cho làng mà tất cả đang theo yếu tố mùa vụ, thời điểm. Cây cảnh thì quanh năm.

 

Hiện trạng vùng chuyên canh

Hoa

Hoa có 1 vụ chính trong năm đó là Tết, do vậy người dân bắt đầu ươm trồng từ tháng 9 trong năm, và phải tính toán và sử dụng kỹ thuật sao cho đến tết sẽ ra hoa. Và sản phẩm sẽ được đem đi tiêu thụ trong tỉnh Thái Bình và các tỉnh thành lân cận qua hệ thống thương lái. Đến tháng 4 năm sau, khi mùa hoa đã vãn thì người nông dân sử dụng biện pháp sen canh, và thay đổi những giống cây khác theo mùa vụ, chủ yếu là hoa ngâu và hoa hòe để làm hương dược liệu.

Vùng đất bãi ven sông, phạm vi trồng các loại hoa mùa vụ tết.

Cây cảnh

Mỗi loại cây cảnh đều mang một dáng, nét riêng với những tên gọi khác nhau tuỳ theo sự uốn tỉa của chủ nhân của nó. Ở đây cây cảnh phát triển quanh năm, rất nhiều các loại cây như Tùng la hán (có các dáng: Lão mai sinh quy tử, song siêu, mẫu tử mã.....), Cây Linh san, cây Sung cảnh, cây Me.......Mỗi một dáng cây đều có ý nghĩa riêng của nó theo sự cắt tỉa của nghệ nhân. Đối với cây cảnh, có những cây hàng trăm năm, hay mấy chục năm.....rất nhiều cây cần sự chăm sóc với thời gian, và cây càng lâu năm thì càng có giá trị. Khách du lịch về đây là để tham quan những cây có giá trị như vậy.

   

Cây cảnh trong vườn nhà nghệ nhân

Tại xã Bách Thuận chủ yếu sản xuất theo mô hình hộ gia đình. Dọc theo hai bên đường làng là màu xanh của hòe, táo, ổi, thấp thoáng những ngôi nhà nhỏ, bao quanh là những mảnh vườn đầy hương sắc của nhiều loài hoa, và những vườn cây ăn quả, những vườn cây cảnh, cây thế.

Bác Trịnh Xuân Thông cho biết, riêng đối với vụ hoa Tết phải tuân thủ kỹ thuật chăm sóc nghiêm ngặt. Bắt đầu trồng từ tháng 9, các khâu tưới nước, phun thuốc, bón phân đều phải kịp thời, tỷ lệ pha trộn đúng thành phần thì mới có vụ hoa nở theo mong muốn. Trồng, ươm hoa đòi hỏi đầu tư cho hệ thống tưới tiêu, điện sáng, kỹ thuật chăm sóc và công lao động. Kỹ thuật làm đất giâm hoa cũng đòi hỏi khắt khe. Đất phải là đất pha cát, tơi xốp và phải sàng kỹ để thật nhỏ mịn, bảo đảm độ ẩm khoảng 80%. Sau khi giâm từ 7 - 10 ngày, cây sẽ ra rễ và có thể thu hoạch để bán cây giống ra thị trường hoặc trồng hoa lấy bông.

Đễn tháng 4 năm sau, khi mùa hoa đã vãn, người nông dân sử dụng biện pháp xen canh, và thay đổi những giống cây khác theo mùa vụ, chủ yếu là hoa ngâu và hoa hòe để làm dược liệu.

Hoa, cây cảnh Bách Thuận bán khắp mọi nơi. Trừ chi phí, mỗi vụ, bà con thu về từ 60 - 70 triệu đồng/sào. Nhiều hộ thu về hàng trăm triệu đồng như gia đình ông Nguyễn Văn Vĩnh, Trịnh Văn Phông (thôn Liên Hồng), Nguyễn Văn Bẩy (thôn Bách Tính)... Việc người dân có thu nhập 200 - 300 triệu đồng/năm nhờ trồng hoa, cây cảnh đã giúp bức tranh nông thôn mới của địa phương ngày càng rõ nét. Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 35 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,9%. Đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện và nâng lên, người dân trong xã đã tự nguyện đóng góp hàng chục, hàng trăm triệu đồng chung sức cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332