Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Cựu (Hà Nội) - GIỚI THIỆU CHUNG LÀNG CỰU

Làng Cựu thuộc địa giới hành chính xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Cách Trung tâm Hà Nội khoảng 40km, lối vào từ đường Quốc lộ 1 hoặc được cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình

Làng Cựu xưa vốn là nơi đồng chiêm trũng, mỗi năm chỉ cấy được một vụ nên cuộc sống của người dân nơi đây thiếu thốn quanh năm. Năm 1921, một gia đình trong thôn do bất cẩn khi nấu ăn đã để xảy ra hỏa hoạn. Những ngôi nhà trong làng chủ yếu là nhà tranh tre nứa lá nên lửa liếm rất nhanh, cháy suốt từ cổng đầu làng cho tới điếm canh gần cuối làng. 2/3 nhà trong làng đã hóa tro bụi. Đói kém vì mất mùa, nên sau vụ cháy ấy, cuộc sống của người dân nơi đây lại càng trở nên khốn quẫn. Không chịu cảnh ngồi không bó gối, nhiều người đã khăn gói rời làng ra Hà Nội tìm kế sinh nhai. Và cái nghề trưng diện cho người đời là điểm khởi đầu để những người nông dân làng Cựu phất lên, trở thành những người thợ may đệ nhất Hà Thành. Hai người đầu tiên bước chân vào nghề may là anh em ông Phúc Mỹ, Phúc Hưng. Thấy làm ăn tốt, các ông bắt đầu về làng kéo mọi người đi làm cùng. Chẳng ai ngờ những đôi bàn tay chai sần bởi cuốc với cày lại có thể khéo léo tạo ra những bộ veston, bộ đầm đẹp đến thế. Họ may chủ yếu cho người Pháp và lớp người giàu ở Hà Nội.

Nghề buôn vải cũng được người làng Cựu bao thầu và khuếch trương đến mức chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường may mặc ở Hà Nội, mà chủ yếu là may comple. Từ nông dân trở thành triệu phú. Giàu đến mức ai cũng có dãy cửa hiệu ở Hà thành rồi mở rộng thị trường vào tận Sài Gòn - Chợ Lớn. Giàu thì thường chơi sang, họ về làng xây biệt thự. Những biệt thự tráng lệ nguy nga với vòm cuốn, mái chảy, gỗ lim, ngói mũi... sân vườn rộng rãi đó được xây dựng trong thời kỳ 1920-1945 nay đã trở thành di sản đáng tự hào.
Sau năm 1945, chủ nhân của những ngôi biệt thự này ly tán khắp nơi, người ở Hà Nội, người phát triển nghề may vào tận Sài Gòn - Chợ Lớn, cũng có người sang Mỹ, Pháp làm ăn. Hiện ở làng chỉ có hơn 100 hộ, với hơn 500 nhân khẩu, sinh sống bằng nghề nông nên không có tiền đầu tư chống lại sự xuống cấp của những ngôi nhà là niềm tự hào của người dân. Nhiều gia đình chỉ để lại một người con để giữ đất, thờ cúng tổ tiên, còn lại cũng ra thành phố lập nghiệp. Dân gốc của làng còn ít, hiện có hơn 60% là những người nơi khác chuyển đến sinh sống.
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332