Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Đại Hoàng (Hà Nam) - DI SẢN PHI VẬT THỂ LÀNG ĐẠI HOÀNG

Cuộc đời nhà văn Nam Cao và các tác phẩm văn học của ông:

Ông là một nhà văn Việt Nam hiện thực giai đoạn 1930 – 1945, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Tác phẩm của nhà văn  Nam Cao càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả về người nông dân nghèo. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20. Ông luôn suy nghĩ về vấn đề Sống và Viết, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. 

Nhà văn Nam Cao

Đặc điểm dân cư và lối sống:

Dân cư ở đây sống dựa vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp là chính trong đó trồng lúa nước là chủ yếu, kết hợp với chăn nuôi. Dân tộc Kinh, tôn giáo chủ yếu theo đạo Phật. Nguồn gốc dân cư: một số người con cháu họ Trần, từ phủ Thiên Trường (Nam Định) di cư qua sông sang đất bãi bồi của sông Châu Giang và sông Hồng Hà, khai phá lập thành làng. Suốt thời gian cho đến cuối triều Nguyễn, toàn dân trong xã chỉ mang một họ là họ Trần, về sau có những con dâu, con rể từ địa phương khác thì trong xã mới có người mang họ khác với họ Trần.

Lễ hội:

Hội tế xuân – Khánh Lão: Diễn ra trong ngày 16 tháng Giêng – tế thần ở Đình, sau đó có các hoạt động vui chơi của quần chúng ở quanh khu. Ngày 17 các gia đình tự mở lễ mừng Thượng thọ, Thượng thượng thọ, con cháu tụ họp làm tiệc, đón khách và bà con thân thuộc liên hoan tại gia. Ngày 18 – rước các lão ông, lão bà ra đình lễ Thành Hoàng, thụ lộc, nghe hát, xem chèo. 

Lễ rước:

Tất cả các công dân nam, nữ trong làng, không phân biệt giàu nghèo, chức tước người nào đến tuổi 60 đều được đăng ký vào sổ, thành lão ông, lão bà. Các lão ông đúng 70 tuổi được giáp biếu mừng lọng xanh để che khi ra đình. Sáng ngày 18 tháng Giêng, các lão ông đã được có lọng xanh của giáp biếu mừng, tùy ý được con cháu đem theo lọng đưa đến nhà cụ Nhất lão, chờ đám rước của xã đến cùng đưa về Đình. Từ nhà cụ Nhất lão, đám rước có cờ, trống cái, đoàn bát âm, trống khẩu trước võng cụ Nhất lão nằm, có lọng xanh chen đến đoần các cụ lão có lọng che (do con cháu cầm), các quan viên xã phân công đến rước lão, các cháu và người đi xem rước. Đám rước lão bà Nhất lão cũng từ gia định cụ theo như rước lão ông nhưng lên chùa lễ Phật rồi mới rước về Đình.

Hội thi diều:

Hàng năm được tổ chức từ chiều 14 tháng 5 đến hết ngày 16. Hội diễn ra tại khu trước cửa đình: từ sân đình, các bờ ao đình, qua sông đình, đến cả khu ruộng chiêm rộng và khu chợ Bến Trong (có 1 cây bàng và 1 cây đa cho bóng mát).

Hội ngày việc làng:

Ngày 10 tháng 11 âm lịch, hàng năm. Tế ở Đình cho cả xã nhưng đơn vị tổ chức là từng giáp, cả xã có 14 giáp có tên gọi riêng. Giáp gồm có những người của một số chi trong 1 họ, tất cả con trai từ mới đẻ đến người già nhất giáp được tham dự: ghi tên, tuổi theo thứ tự, năm tháng, đóng góp tiền, của, sức lao động và hưởng quyền lợi theo tục lệ. 

Lễ hội Vào đám:

Lệ 3 năm một lần vào các năm: Tý - Mão - Ngọ - Dậu, từ ngày 8 đến ngày 16 tháng 11 âm lịch.

Chương trình lễ hội:

Sáng mùng 8 rước tập kiệu, sáng mùng 9 rước kiệu chính thức, các sáng mùng 9 (sau rước kiệu về Đình) 10-11-12-13-14-15 tế ở Đình, sáng 16-rước kiệu từ Đình trả bát hương về các nơi thờ: Đền, miếu.

Từ ngày 8 đến 16: Ban ngày, ban tối đến đêm đều có hội đông vui ở Đình, chợ Bến Trong và khu đất xung quanh có hội họp đông vui cho nhân dân xã và xung quanh, với các trò chơi dân gian: cờ tướng ở nền vật trên ao đình, tổ tôm điếm ở khu ruộng cạn cạnh đình, trò ảo thuật, dệt vải thi, bàn súc sắc, bàn tôm cua, hát xẩm, hát chèo, ở trong đình có hát thờ: ca trù.

Ẩm thực, sản vật đặc thù:

Chuối Ngự Đại Hoàng:

Khác với các loại chuối thông thường, chuối ngự Đại Hoàng quả nhỏ hơn, chỉ có một loại duy nhất ở địa bàn miền Nhân Hậu xã Hòa Hậu. Quả chuối nhỏ nhưng mang một hương vị rất riêng: Vị thanh ngọt, đậm đà thoảng chút hương thơm đặc biệt. Chuối Đại Hoàng có nhiều loại nhưng hai loại thường thấy là chuối ngự trâu và chuối ngự mít (còn gọi là chuối ngự thóc). Chuối ngự mít quả nhỏ và ăn ngon hơn, ruột chuối vàng như múi mít và đặc biệt khi chín vỏ lốm đốm những chấm nâu hồng (do vậy cũng được gọi là chuối Ngự tía).

Chuối ngự Đại Hoàng

Hồng không hạt:

Quả Hồng có da mỏng, mịn căng tròn, không có một vệt nhăn hay rám đen trên mặt quả, hình dáng quả rất hấp dẫn. Và đúng như tên gọi của nó, loại hồng này không hề có hạt.  Ngoài lớp “thịt” quả mềm còn có những nhân của hạt đã thoái hoá, trong như thạch phân bổ đều trong phần ruột quả. Khi ăn, chỉ cần bóc nhẹ lớp vỏ mỏng bên ngoài. Đưa vào miệng, lớp thịt quả mềm sẽ tan ra ngọt lịm để lại những “nhân” giòn như thạch làm cho người thưởng thức có được cảm giác khác lạ, mát lành mà không có một loại hồng nào có được.

Củ Ấu:

Cây củ Ấu trồng ở ao, đầm, quả có nhân. Bề ngoài củ Ấu đen sì, hình thù kì dị, có loại hai sừng, ba sừng, bốn sừng, trong đó phổ biến nhất là loại 2 sừng, trông giống đầu trâu. Nếu như trước khi loại củ này mọc hoang thì giờ đây người dân đã trồng ấu để bán như một loại củ đặc sản chỉ vùng này mới có.

Cá kho:

Đây là một sản phẩm đặc sản của xã. Hàng năm vào dịp trước Tết các ao đầm được tát cạn, cá bắt được chở đi bán ở chợ Rồng thành phố Nam Định và các chợ xung quanh. 

Cá kho Vũ Đại

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332