Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Diềm (Bắc Ninh) - GIỚI THIỆU CHUNG LÀNG DIỀM

 

 

 

Vị trí

Làng Diềm là tên gọi nôm của làng Viêm Xá, làng Diềm thuộc địa phận xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Làng Diềm cách thành phố Bắc Ninh khoảng 6 km về phía Bắc, nằm sát ranh giới với tỉnh Bắc Giang.


 

 

Lịch sử phát triển


 

Lịch sử làng Diềm theo các giai đoạn lịch sử: 

Làng Diềm là một làng cổ, vốn có tên là Trang Viêm Ấp hay Trang Viêm do Vua Bà là con gái của Vua Hùng thứ 6 lập nên. Trải qua thời kì lịch sử và qua các triều đại, làng Diềm đã có nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính:
“Thời Hùng Vương- An Dương Vương, làng Diềm thuộc đất bộ Vũ Ninh của quốc gia Văn Lang- Âu Lạc.
Thời Bắc Thuộc, Diềm thuộc đất huyện Long Biên, quận Giao Chỉ (sau đổi thành Giao Châu)
Thời phong kiến Việt Nam, Diềm tức Viêm Xá là đơn vị xã thuộc Châm Khê huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn”.
“Sang thời Nguyễn, khi trấn Kinh Bắc đổi tên thành trấn Bắc Ninh(1822) và đổi thành tỉnh Bắc Ninh năm 1831, xã Viêm Xá thuộc tổng Châm Khê, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Thời thuộc Pháp đơn vị hành chính không thay đổi. 
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Viêm Xá là đơn vị thuộc huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh
Đầu năm 1947 đến tháng 9 năm 1947, xã Viêm Xá là đơn vị hành chính của thành phố Bắc Ninh. 
Tháng 9 năm 1947, đơn vị hành chính thành phố Bắc Ninh giải thể, ba xã Viêm Xá, An Lạc, Quả Cảm hợp nhất thành xã Hòa Long trở về đơn vị hành chính thuộc huyện Yên Phong. 
Từ đó Viêm Xá trở thành đơn vị hành chính của xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh rồi thuộc tỉnh Hà Bắc (1963- 1976) và trở lại thuộc tỉnh Bắc Ninh từ ngày 1/1/ 1997 khi tỉnh Bắc Ninh tái hợp theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX kì họp thứ X. 
Đến ngày 1/8/2007 xã Hòa Long trong đó có làng Diềm được cắt về thành phố Bắc Ninh theo Nghị định của chính phủ.”
Từ đó ta thấy làng Diềm (Viêm Xá) là một ngôi làng có một bề dày lịch sử, nó đã cùng với đất nước Việt Nam trải qua biết bao thăng trầm lịch sử từ thời Hùng Vương tới Bắc Thuộc rồi thời kì phong kiến, thời Pháp Thuộc và nhưng năm đổi mới. 
Trải qua trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Diềm không chỉ là một làng cổ, mà còn là nơi chứng kiến và diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của quê hương. 
Thời Bắc Thuộc, làng Diềm nằm trong địa vực được nhiều nhà nghiên cứu dự đoán là địa điểm thành Long Biên. Nơi đây còn lưu giữ truyền thuyết về Tướng Giáp Ngọ (thành hoàng làng Diềm) và Thánh Tam Giang (thành hoàng làng Diềm) đã về đây xây dựng thành Long Vân giúp Triệu Quang Phục đánh giặc lương.
Thời phong kiến Việt Nam núi Kim Sơn làng Diềm là địa điểm quan trọng trên chiến tuyến Như Nguyệt của nhà Lý. Tại đây tướng quân Lý Thường Kiệt đã đặt các đồn trại lớn để chiến đấu chống xâm lược nhà Tống trong đó có trại trên núi Kim Sơn (tức Trại Chùa) và ải làng Diềm. Nhân dân Hòa Long đã cùng với quân của triều đình bẻ gãy các cuộc phản công của địch. 
Thời thuộc Pháp làng Diềm là địa bàn hoạt động của nghĩa quân Yên Thế. Đình làng Diềm từng được sử dụng làm kho lương thực cho nghĩa quân. 
Lịch sử hình thành và phát triển của làng Diềm là một lịch sử hào hùng hòa chung với lịch sử của dân tộc.
Làng Viêm Xá là nơi phát tích của văn hóa quan họ thông qua câu ca mà từ xưa nhân dân vùng Quan họ Bắc Ninh vẫn lưu truyền rằng “Thủy tổ Quan họ làng ta - Những lời ca xướng Vua Bà sinh ra”. Trong số 49 làng Quan họ gốc của vùng Kinh Bắc, đây là địa bàn duy nhất có đền thờ Thủy tổ Quan họ. Dân ca Quan họ Bắc Ninh là loại hình dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác theo hình thức truyền khẩu, hiện nay nhiều giai điệu cổ đã bị mất hẳn. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, quan họ Bắc Ninh bắt đầu được quan tâm đặc biệt và được lưu giữ, bảo tồn bằng nhiều hình thức. Ngày 30/09/2009, UNESSCO chính thức công nhận quan họ là “di sản phi vật thể đại diện của nhân loại”. Hội đồng chuyên môn của UNESSCO đánh giá cao Quan họ về giá trị văn hóa, giá trị lưu giữu tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, phong cách ứng xử văn hóa, ca từ và trang phục. Đây là niềm tự hào và cũng là trách nhiệm chung của chính quyền, nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của cả cộng đồng xã hội nói chung về việc bảo tồn, lưu trữ những giá trị văn hóa của ông cha để lại.
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332