Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Diềm (Bắc Ninh) - KHÔNG GIAN CẢNH QUAN LÀNG DIỀM

 
Cảnh quan tổ hợp trung tâm văn hóa làng
Gồm có: Đình Diềm, Đền thờ Vua bà, nhà chứa quan họ, Hưng Sơn tự, Đền Cùng GIếng Ngọc, cổng làng, ao làng. 
 
 
Cảnh quan khu vực đình
Tổ hợp không gian cảnh quan Đình được cấu thành từ các yêu tố chợ làng, ao đình tạo nên sức sống cho không gian. Trước đây ao đình là sân thể thao hiện nay. Trong khoảng năm 1975 đến năm 1976 ao đình được lấp, thay vào đó là ao làng hiện nay. 
Dòng sông Cầu ôm gọn cả xã Hòa Long, bắt đầu từ làng Diềm, kéo dài đến tận con đường quốc lộ vượt qua cầu dẫn lên các tỉnh phía Bắc. Đó chính là nơi đã diễn ra trận tử chiến giữa quân dân ta với quân binh nhà Tống (năm 1077), do Tướng quân Lý Thường Kiệt chỉ huy. Đoạn sông Cầu cắt ngang con đường này nổi tiếng với cái tên sông Như Nguyệt, cửa ải phòng ngự đầu tiên mà triều đình nhà Lý dựng chiến lũy, chặn quân Tống tiến xuống thành Thăng Long. Khi quân nhà Tống rồng rắn, hùng hổ từ Lạng Sơn kéo xuống, gặp trở ngại khi tới sông Như Nguyệt thì không có cầu dẫn sang. Chúng phải dừng chân bên kia sông đối diện với tuyến phòng thủ của quân dân ta. Một phần vì mệt mỏi vì cuộc hành quân kéo dài hơn mười ngày mới tới bên sông. Một phần chúng chờ cho lực lượng thủy quân đánh từ biển phía Đông tiến vào. Cả hai lực lượng sẽ kết hợp đánh lên bờ chiếm lĩnh con đường dẫn về thành Thăng Long. Đây là lần thứ hai, quân Tống tiến đánh nước ta với âm mưu bắt sống Vua Lý Nhân Tông, Thái hậu Ỷ Lan và Tướng quân Lý Thường Kiệt...
Để nâng cao ý chí chiến đấu, đánh dập mũi tiên phong của quân Tống bên kia bờ sông Như Nguyệt, Tướng quân Lý Thường Kiệt một mặt điều quân đánh chặn tiêu diệt những chiến thuyền quân Tống ngay từ cửa biển, còn một mặt điều 400 chiến thuyền, nửa đêm bí mật vượt sông đánh thẳng vào cụm quân của tướng Quách Quỳ chỉ huy quân Tống. Điểm xuất phát là bến sông ở làng Diềm. Trước khi vượt sông, Tướng quân Lý Thường Kiệt cho người vào đình làng Diềm để lễ cầu chiến thắng. Sau đó, Tướng quân cho ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” để khích lệ tinh thần binh sĩ trước khi xung trận. Tiếng loa âm vang với những lời hịch hào sảng, tạo nên hùng khí trào dâng trong từng huyết quản của mỗi chiến sĩ. Lời thơ hừng hực khí thế chiến đấu: “Sông núi nước Nam, vua Nam ở. Rành rành ghi rõ ở sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm. Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Bài thơ chỉ có bốn câu, nhưng là tiếng kèn hiệu lệnh linh thiêng của Tổ quốc, tạo nên sức mạnh kỳ lạ. Đêm ấy hai mũi quân vượt sông, tiến đánh như thần chớp tiêu diệt những trại lính trọng yếu của Chủ tướng Quách Quỳ và Phó tướng Triệu Tiết. Quân Tống thế cùng lực kiệt, lần thứ hai thảm bại phải nhận thế chủ động giảng hòa của Lý Thường Kiệt để giữ thể diện rút quân về nước.
Đền đình làng Diềm được coi là một dấu ấn thiêng liêng, là nơi cất lên tiếng ca khải hoàn đầu tiên trong chiến thắng giặc Tống vào một đêm tháng 3/1077. Chính vì thế mà dân gian xưa đã ghi nhận sự vẻ vang của đình làng Diềm trong công cuộc kháng Tống rằng: “Thứ nhất là đình Đông Khang. Thứ nhì đình Bảng. Vẻ vang đình Diềm”. Lễ hội năm nào ở cửa đình cũng căng biển lớn với bốn chữ “Vẻ vang đình Diềm” để nhắc nhớ đến bài thơ của Lý Thường Kiệt đã vang lên từ nơi đây.
 
Cảnh quan khu vực đình
 
Cảnh quan khu vực nghè
Nghè nằm giữa cánh đồng, cây cối um tùm tạo điểm nhấn khi đi từ phía đê xuống.  
Cảnh quan khu vực nghè
 
Đường làng, ngõ xóm
Đường liên thôn vào làng có chiều rộng khoảng 15m, đồng thời cũng là đường Liên Xã, được kết nối ra trục đường Âu Cơ mới được xây dựng với mặt cắt khoẳng 22 đến 25m. 
Cảnh quan đường làng, ngõ xóm
 
Đường trục chính trong làng:
 
 
Có chiều rộng khoảng 5-7m, kết nối thông suốt toàn bộ làng. 2 xe ông tô có thể tránh nhau nếu không bị cản trở bởi vật liệu xây dựng như hiện nay. 
Các ngõ xóm cổ, có bề rộng 2m, được kết nối vào đường trục trong làng theo mạng đường rõ ràng, mạch lạc. Mỗi ngõ được bố trí 2 làng đối lưng vào nhau “gần nhà xa ngõ”.
1.6 Các cảnh quan đặc trưng khác
Bến nước Quan họ: Là một công trình quan trọng đối với làng phục vụ cho việc giao lưu quan họ giữ các làng ven sông cầu. 
 
Bến nước quan họ
 
Bến nước cũ: Hiện đang là nơi chung chuyển vật liệu. Cảnh quan với đường dạo và lũy tre đẹp, có giá trị về cảnh quan
 
Bến nước cũ
 
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332