Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Hành Thiện (Nam Định) - ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DI SẢN LÀNG HÀNH THIỆN

Tổng hợp các giá trị văn hóa, lịch sử của làng Hành Thiện

Làng Hành Thiện là làng có giá trị di sản đồ sộ, phong phú bậc nhất ở vùng ĐBSH. Hoàn toàn có thể công nhận toàn làng là Di sản văn hóa cấp Quốc gia để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị, tương tự như các làng cổ ở Đường Lâm.
Làng Hành Thiện tiêu biểu cho một làng được hình thành khoảng hơn 400 năm ở vùng ĐBSH nhưng kế thừa đầy đủ tính chất của các làng truyền thống trước đó, có sự sáng tạo cao.
Làng Hành Thiện có một cấu trúc làng độc đáo. Thể hiện là làng có quy hoạch trước khi xây dựng. Đây là làng được xác định là làng có quy hoạch sớm nhất ở vùng ĐBSH. Cấu trúc chia dong xóm phù hợp với đất đai, 14 dong xóm cách nhau 60m phù hợp với chia lô nhà ở,  nhà ở 100% được bố trí theo hướng gió tốt, gió Đông Nam, của vùng; quy hoạch hình thái có ý đồ, cách tổ chức mương nước bao bọc làng rất sáng tạo, sinh thái.
 
Làng có đầy đủ các thành tố của làng truyền thống, nhiều công trình kiến trúc truyền thống có giá trị: Chùa Keo, đình, miếu, cổng xóm, cầu, nhiều nhà cổ, nhà thờ họ (không có cổng làng), giếng làng. Trong đó đặc sắc nhất là chùa Keo, các cổng xóm, miếu Tam giáp, giếng Mắt cá, nhiều ngôi nhà cổ. Vị trí nơi ở, bố trí nghĩa địa, bố trí chùa, chợ, giếng đều rất hợp lý, khoa học.
 
 
Làng có nhiều giá trị văn hóa phi vật thể. Là làng khoa bảng, có nhiều danh nhân, nhà lãnh đạo. Là làng có nhiều người đỗ đạt cao nhất ở vùng ĐBSH, kể cả trong thời phong kiến và thời kỳ cách mạng (riêng Khoa bảng thời Nguyễn đã có đến hơn 140 người). Làng còn có lễ hội, thi chèo thuyền, nhiều truyền thuyết, các câu chuyện về sự thành lập làng. Dòng họ có quan hệ mật thiết. Tính tự hào về làng của cộng đồng rất cao, kể cả những người đã xa quê.
Yếu tố phong thủy cũng là yếu tố phi vật thể khá nổi bật được vận dụng trong tổ chức không gian làng. Vị trí đặt chùa Keo, vị trí đặt giếng Mắt Cá liên quan đến thầy phong thủy Tả Ao. Việc giữ gìn hình thái con cá của làng, vai trò của thánh Không Lộ…đều gắn với các truyền thuyết về yếu tố phong thủy.
Cảnh quan của làng khá đặc sắc, cảnh quan chùa Keo, các tuyến đi bộ ven sông đào, mom cá, bờ sông Ninh Cơ…tạo nên bản sắc riêng của làng.
Gía trị của việc thể hiện quá trình xây dựng làng: Qua quá trình xây dựng chùa Keo, năm xây dựng, vị trí đình, bố trí giếng cho thấy rõ cách thức phát triển làng, xây dựng làng. Vai trò của ngài Dương Không Lộ đối với làng. Vị trí của Đình, đình không thờ thành hoàng làng cũng là hiện tượng đặc biệt, cho thấy đình được xây dựng sau khi đã xây dựng làng, vai trò thứ yếu so với chùa Keo (do chùa đã là nơi thờ thánh Không Lộ là thành hoàng làng).
Rất cần nghiên cứu tiếp để biết ai là người đã lập nên bản quy hoạch làng Hành Thiện, có phải là người thiết kế chùa Keo hay không? Tại sao có sự tương đồng về cấu trúc  giữa làng Keo Hành Thiện và làng Keo Thái Bình? Có đúng vì lý do bố trí giếng Mắt cá theo ý thầy Tả Ao mà làng có nhiều người đỗ đạt như vậy không hay chỉ là yếu tố ngẫu nhiên?
Thách thức trong việc bảo tồn di sản
Làng Hành Thiện không bị tác động mạnh bởi yếu tố đô thị hóa nhưng sự nhận thức về việc bảo tồn giá trị cấu trúc làng của chính quyền còn hạn chế, đã có ý tưởng phát triển dân cư mới ngay sau khu vực các dong xóm truyền thống. Việc này nếu thực hiện, cùng với kiểu xây dựng chia lô 3-4 tầng sẽ làm hỏng cấu trúc của làng.
Rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan để nhìn nhận, đánh giá đúng về giá trị của làng. Công nhận Hành Thiện là làng Di sản để có cơ chế bảo tồn.
PGS.TS. Phạm Hùng Cường
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332