Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Hương Ngải (Hà Nội) - ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DI SẢN LÀNG HƯƠNG NGẢI

Tổng hợp các giá trị văn hóa, lịch sử của làng Hương Ngải
Làng Hương Ngải hiện còn được ít người biết đến. Nhưng xét trên các tiêu chí đánh giá theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, đây là một trong những làng có nhiều giá trị văn hóa bậc nhất, rất cần được nghiên cứu sâu và giới thiệu rộng rãi đến mọi người:
Làng tiêu biểu cho làng có mô hình tổ chức “nhất làng, nhất xã”, nghĩa là cả xã Hương Ngải chỉ có một làng Hương Ngải. Thông thường mỗi xã có vài làng truyền thống. Chính vì thế mỗi quan hệ xã hội trong một xã rất khăng khít.
Cả làng được đặt trên một gò đất cao ráo hơn xung quanh, con đường chính của làng nằm ở giữa, các đường nhánh tản ra xung quanh, vị trí lựa chọn xây dựng làng đảm bảo cho làng có được điều kiện xây dựng tốt nhất, không lo bị ngập lũ.
Làng còn có đầy đủ các thành tố kiến trúc, không gian của làng truyền thống vùng ĐBSH: Cổng làng (2 cổng), đình (2 đình), chùa, quán thờ, Hương Ngải,  quán Nginh hương, văn chỉ, võ chỉ , giếng làng, ao làng, một số lũy tre, quán trên cánh đồng, điếm xóm, nhà cổ còn khá nhiều. Trong đó có 2 loại hình khá đặc biệt là Quán Hương Ngải là quán thờ và quán Nghinh Hương đưa đón những người đi thi và đỗ đạt. Có 2 công trình được công nhận là di tích cấp thành phố.
 
Quán Nghin ngàn năm
 
Dấu ấn vận dụng lý luận về Phong Thủy, Kinh Dịch trong xây dựng làng khá rõ. Việc trồng cây theo Thất Tinh tại quán Nghinh, xây ao, xây đình phản ánh rõ tư tưởng này. Việc thờ thần nước ở mọi giếng làng vẫn còn duy trì, hầu hết các giếng được gìn giữ bảo tồn mặc dù không dùng để lấy nước minh chứng giá trị văn hóa phi vật thể đã góp phần bảo vệ các công trình vật thể.
Với lịch sử làng khoảng 2000 năm, sự hình thành của các công trình tôn giáo, tín ngưỡng đã phản ánh một quá trình lịch sử phát triển của làng truyền thống ở vùng ĐBSH. Có  một số nhận định sau:
+ Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng (vị thần bảo vệ cho làng) đối với cộng đồng cư trú  người Việt vùng ĐBSH có từ trước khi ngôi đình được xây dựng (thế kỷ thứ XV). Thành hoàng được đặt trong các ngôi đền, chùa. Trường hợp ở đây đặt trong quán thờ Nghinh Hương với 3 vị có công lập làng. Có thể thấy trường hợp  thờ ông Dương Không Lộ  là thành hoàng làng Hành Thiện, đặt trong chùa Hành Thiện (Xuân Trường). Sau khi xây đình, có nơi chuyển các ngài vào đình, có nơi vẫn ở tại đền riêng hoặc trong chùa, hoặc thờ thêm các vị thần khác làm thành hoàng làng.
+ Không phải mỗi làng có một đình. Do các quan hệ xã hội phức tạp nên có thể một làng có 2 đình, làng Hương Ngải là ví dụ điển hình với đình Đông Thanh và đình Giang.
+ Sự biến thể của công trình Văn chỉ và Võ chỉ:  Do đây vốn là công trình sinh hoạt của cộng đồng những người đỗ đạt nghạch văn, võ nên bị mai một khá nhiều, hiếm làng còn. Tại Hương Ngải đều biến thể thành các nơi thờ các vị danh nhân văn, võ có công với làng, với đất nước.
+ Tên gọi các thôn ở làng truyền thống ĐBSH là khá phong phú, tại vùng Hà Tây cũ gọi là “ Nậu”, “ Chuôn”. Làng Hương Ngải truyền thống có 4 nậu.
Làng còn nhiều dấu tích công trình xây bằng đá ong, là vật liệu địa phương phổ biến ở vùng này, thể hiện kinh nghiệm bản địa trong việc sử dụng vật liệu tự nhiên trong xây dựng công trình.
Làng có nghề làm khung nhà cổ, đây là nghề rất quý vì có thể giúp việc duy trì xây dựng các nhà gỗ cổ kiểu truyền thống vùng ĐBSH. Đồng thời người làng cũng có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng nhà gỗ cải biên, khung nhà cao hơn, kết hợp xây gạch và gỗ, thích hợp với nhu cầu sử dụng hiện nay. Rất tốt cho các kiến trúc sư học hỏi kinh nghiệm.
Làng còn lưu giữ nhiều câu chuyện về xây dựng cổng làng cũ, xây ao, về lịch sử hình thành làng…Người dân làng còn có tính cộng đồng cao, yêu quý các giá trị văn hóa lịch sử của làng. Xã Hương Ngải đã xuất bản sách về lịch sử phát triển của làng.
PGS.TS. Phạm Hùng Cường
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM