Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Khuốc (Thái Bình) - CÔNG TRÌNH DI SẢN TRUYỀN THỐNG LÀNG KHUỐC

 
Như bao làng quê Việt Nam khác, làng Khuốc cũng có những công trình mang dấu ấn riêng phục vụ đời sống tinh thần của dân làng.

STT

Tên di tích

Vị trí

Xếp Hạng

1

Am vô linh tự

Làng Khuốc

Di tích lịch sử văn hóa tỉnh

2

Miếu Đồng Vực

Thôn Khuốc Tây

  

3

Nhà thờ thôn Khuốc

Làng Khuốc

 

4

Nhà tổ chèo làng Khuốc

Làng Khuốc

 

Công trình kiến trúc di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc truyền thống, dâu ấn lịch sử  

Am vô linh tự (Chùa Vô)

   

Chùa Am Vô được xây dựng từ cách đây hàng trăm năm; chùa được UBND tỉnh Thái Bình cấp bằng công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa năm 2011. Tuy nhiên, khoảng 2-3 năm gần đây chùa được cải tạo, xây dựng lại, phát triển quy mô. Hiện nay các công trình chính trong chùa đã được cải tạo cả nội thất và bên ngoài, mang phần nào phong cách kiến trúc tâm linh Trung Hoa.
Lễ hội chùa Am Vô diễn ra từ ngày 14.3 – 16.3 âm lịch hàng năm với các hoạt động tế, lễ, dâng hương; đặc biệt là nghi thức rước bài vị Thành hoàng làng qua các thôn. Ngoài ra còn tổ chức biểu diễn các làn điệu chèo truyền thống của địa phương và các trò chơi dân gian như thi nấu cơm cần, gói bánh chưng, bịt mắt đập niêu, chọi gà, bịt mắt bắt vịt. 
Miếu Đồng Vực

 

 


Miếu Đồng Vực 

 

Miếu Đồng Vực nằm ở thôn Khuốc Tây, kìa phía Tây của làng. Miếu nắm dưới gốc cây đề di sản, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và địa điểm tụ tập trò chuyện hàng ngày của người dân trong làng. 

Nhà tổ chèo

 


Nhà tổ chèo làng Khuốc

Ngôi nhà Tổ thực ra là nơi thờ Thành hoàng làng, người có công xây dựng chèo làng Khuốc từ buổi sơ khai, tọa lạc trên một vị trí đẹp, không gian tôn kính thiêng liêng. Đây còn là nơi lưu giữ tài liệu từ hàng trăm năm nay như một cuốn gia phả ghi lại quá trình hình thành chèo làng Khuốc. Vào trung tuần tháng 8 âm lịch hàng năm, dân làng lại mở hội tưởng nhớ công ơn người xưa, con cháu gần xa rủ nhau trở về ghi nhớ nguồn cội. Trước mặt nhà tổ có một sân chèo, là nơi để người dân làng Khuốc tập luyện, biểu diễn chèo.

Nhà thờ thôn Khuốc

 

Nhà thờ thôn Khuốc

 

 
     Cảnh quan khu vực cổng làng, lối vào
     Làng Khuốc có 4 lối vào:
     - Lối vào từ phía Nam, đi quốc lộ 39A, qua khu trung tâm hành chính Xã Phong Châu. Là lối vào chính của làng Khuốc
     - Lối vào từ phía Đông, đi đường nội đồng từ Nguyên Xá tới khu vực cánh đồng chính của làng.
     - Lối vào từ phía Bắc, đi đường ven sông Tiên Hưng, rẽ vào đường Cổ Khúc, qua khu vực nhà thờ họ giáo Cổ Khúc.
     - Lối vào từ phía Tây, giáp xã Hợp Tiến, từ trục đường liên xã, qua thôn Dũng Tiến  vào trục chính của làng Khuốc.
 
 
 
Cây đề cổ thụ đầu làng Khuốc (Cây di tích lịch sử văn hóa VN)
 
     Các cảnh quan nông nghiệp đặc trưng
 
 
Các cảnh quan nông nghiệp đặc trưng 
 
 
     Là một làng thuần nông nên diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của làng. Đất nông nghiệp phân bố bao quanh làng và chủ yếu tập trung ở phía Đông của làng.
     Thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê đất để sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, xã Phong Châu (Đông Hưng) đã mạnh dạn đăng ký thực hiện trên 92ha. Chủ trương này được đông đảo nông dân trong xã quan tâm.
 
     Những hình ảnh, cảnh quan của làng trước đây
 
 
Sinh hoạt của Đội chèo làng Khuốc
 
 
Chiếng Chèo làng Khuốc xưa
 
 
 
Lão nghệ nhân Hà Quang Ngạn thể hiện miếng Chèo “độc” của làng Khuốc – Ảnh: nguồn baodatviet.vn
 
 
 
Nhóm Chèo tuổi học trò 
 
    
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332