Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Thượng Kiệm (Ninh Bình) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG THƯỢNG KIỆM

Lịch sử phát triển nghề truyền thống

Theo lời người dân Kim Sơn kể lại, cây cói đã có ở Kim Sơn gần hai thế kỷ, trải qua cả trăm năm quai đê lấn biển, người dân nơi đây đã tạo nên những cánh đồng cói mênh mông trên những bãi bồi. Cây cói mềm mại, óng ả, nó như là sợi nối giữa biển với bờ, giữa những con người cần cù, khỏe mạnh với thiên nhiên trù phú, bao la. Cây cói còn là sợi nối giao thương giữa Kim Sơn với các miền trong nước và trên thế giới, góp một phần không nhỏ để phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch.
Để có được một sản phẩm cói mỹ nghệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, kỹ thuật trồng và sản xuất cói của Kim Sơn cũng khá đặc biệt. Đó là cả một quy trình công phu, tỉ mỉ và chính xác ngay từ lúc trồng cói, thu hoạch cói, chọn cói, chẻ cói, phơi cói, nhuộm cói… cho đển khâu cuối cùng là đan, dệt cói và hoàn thiện sản phẩm.
Người dân Kim Sơn có đặc thù sống trong cái nôi làng nghề cói từ cách đây hàng trăm năm nên có đầy đủ tố chất của một người thợ thủ công chân chính, cần cù, chịu khó, đôi bàn tay khéo léo, sự nhạy bén, tính linh hoạt cao, và đam mê nghề nghiệp. Chính những tố chất này đã giúp cho họ tạo ra các sản phẩm đáp ứng được sự khắt khe của người tiêu dùng và nổi tiếng trong và ngoài nước.
Nét đặc thù của làng nghề ở vùng đất Kim Sơn này là tính chuyên sâu khá cao. Xóm 5 và xóm 6 chuyên đan làn và các mẫu nhỏ xuất khẩu, xóm 7A dệt chiếu là chính. Ngoài ra có những sản phẩm mĩ nghệ như hộp kiệu, hộp chùa Một Cột, giầy dép mẫu nhỏ chỉ có người làng Kim Trung mới làm đẹp.
Tùy vào từng công dụng hay mục đích sử dụng của các loại chiếu mà người dân ở đây còn sản xuất ra các loại chiếu như chiếu in hoa, chiếu cũi trẻ em, chiếu trải salo. Đây là những chiếc chiếu được dệt và in thủ công để bán cho người dân trong nước hay là các tham quan du lịch với đầy đủ loại kích cỡ khác nhau rất thuận tiện cho người mua.
Ngoài ra, người dân ở đây còn sản xuất ra được các loại hình sản phẩm như giỏ, hộp, túi xách tới dép cói, nón cói, ly, cốc, vali mini từ cói, khay đựng trái cây…Cũng như nhiều các loại vật dụng khác. Trong các sản phẩm hộp làm từ cói thì phải kể tới hộp đựng đồ nữ trang cỡ nhỏ, hộp đựng bút, hộp đựng chai rượu, hộp đèn, hộp thuốc, hộp lưu niệm… Những chiếc hộp này rất nhẹ, gọn dùng để làm trang trí, đựng vật dụng. Hay giỏ sách thì được sản xuất theo công dụng của nó như giỏ trái cây, giỏ để thức ăn, giỏ để đồ đạc, giỏ đi chợ… Những chiếc giỏ này rất bền, nó được trưng bày hầu hết ở các địa điểm du lịch tại nhà thờ đá Phát Diệm.
Những đôi dép làm từ cói với nhiều mẫu mã rất bắt mắt như dép lê, dép xỏ ngón, dép tông… cũng rất thu hút khách du lịch vì họ có thể đi ở trong nhà rất nhẹ nhàng, không phát ra tiếng động hoặc họ dùng để trang trí giúp cho căn nhà giản gị và đậm chất nông thôn.
Đây là những yếu tố làm nên chất lượng sản phẩm cao cấp của Kim Sơn. Người dân Kim Sơn sớm có đặc thù sống trong cái nôi làm nghề cói từ cách đây hàng trăm năm nên có đầy đủ tố chất của người thợ thủ công chân chính, một bàn tay khéo léo, sự nhạy bén, tính linh hoạt cao, sự nhanh nhậy và đam mê nghề nghiệp. Những tố chất này gúp cho họ đáp ứng được những đòi hỏi dù là khắt khe của cơ chế thị trường. Chính điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đó đã tạo dựng nên nghề trồng cói, chế biến cói ở vùng đất này nổi tiếng xa gần và được người dân tin dùng.
Bà Nguyễn Thị Phượng hơn 40 năm gắn bó với nghề này, bà kể: “Ngày xưa khi bà sinh ra đã thấy ông bà làm nghề này rồi, ngày xưa thì chỉ có dùng cói để lợp nhà và dệt chiếu thôi. Nhưng giờ thì cói làm được nhiều loại hơn, như giỏ, làn, dép”.
Dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng nghề cói Kim Sơn vẫn ngày càng thể hiện được vị thế của mình, tồn tại và phát triển cho tới ngày nay. Các sản phẩm nơi đây rất đa dạng về mẫu mã, màu sắc, hoa văn lại vô cùng bắt mắt. Cho đến nay, sản phẩm cói mỹ nghệ Kim Sơn đã được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đặc điểm nghề truyền thống
Để có được một sản phẩm cói mỹ nghệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, kĩ thuật trồng và sản xuất cói của Kim Sơn cũng khá đặc biệt. Đó là cả một quy trình công phu, tỉ mỉ và chính xác ngay từ lúc trồng cói, thu hoạch cói, chọn cói, chẻ cói, phơi cói, nhuộm cói… cho đến khâu cuối cùng là đan và hoàn thiện sản phẩm. Điển hình như kĩ thuật sử dụng keo polyascera phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, vừa giúp định hình ổn định kiểu dáng công nghiệp, vừa nâng cao khả năng chống mốc, ẩm cho sản phẩm, nhất là trong quá trình vận chuyển qua hàng nghìn cây số đường biển trong quá trình xuất hàng ra nước ngoài. Nhờ đó mà sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay người tiêu dùng, góp phần rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Ngoài ra, để có được những mẫu mã đẹp, đáp ứng thị hiếu khách hàng, các doanh nghiệp sản xuất cói cũng đã biết phối hợp chặt chẽ với phía đối tác để lên ý tưởng và thiết kế mẫu mã. Sau đó, những mẫu thiết kế này sẽ được đặt hàng nhờ các nghệ nhân làng nghề làm thử và khi đạt tiêu chuẩn sẽ hướng dẫn, giao cho các hộ gia đình sản xuất hàng loạt rồi chuyển đến doanh nghiệp gia công lại lần cuối cùng.Có thể nói, các doanh nghiệp sản xuất cói mỹ nghệ ở Kim Sơn không chỉ nhạy bén về thị trường, mà còn biết khéo léo kết hợp giữa kĩ thuật truyền thống với công nghệ mới trong sản xuất, cho nên đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của đối tác, kể cả những đơn hàng đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao hay buộc phải hoàn thành trong thời gian ngắn nhất. 
Các loại sản phẩm truyền thống
Kim Sơn -Ninh Bình là vùng trồng cói, làm đồ cói lâu đời và có tiếng ở miền Bắc. Sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn đã có mặt ở hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Về Kim Sơn (Ninh Bình) vào những ngày hè tháng 6, cũng là vào mùa lúa chín, người ta có thể dễ dàng nhận ra mùi thơm thoang thoảng, dịu ngọt của hoa cói lẫn trong hương thơm của lúa. Theo lời người dân trong vùng kể lại, cây cói đã có ở Kim Sơn gần hai thế kỉ. Thuở xưa, trải qua cả trăm năm quai đê lấn biển, người Kim Sơn đã tạo nên những bãi bồi mênh mông để trồng cói.
   
Cánh đồng cói tươi tại Thượng Kiệm Sản phẩm chiếu cói dùng trong gia đình
Quá trình sản xuất nghề cói truyền thống của Thượng Kiệm
Lúc hoa vẹt nở trắng trên những bãi bồi ven biển cũng là lúc người nông dân bắt đầu cắt cây cói ngoài đồng về. Cói tươi thu hoạch về được chẻ nhỏ, phơi khô và đem ra chợ bán, rồi từ đó theo về các làng nghề để dệt thành chiếu hoa. Dần dần, từ cái nghề khởi thủy ban đầu là làm chiếu, người Kim Sơn bắt đầu biết thêm nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ bằng cói để xuất khẩu.
Nổi bật nhất trong các sản phẩm từ cói của Kim Sơn phải kể đến chiếu cói. Dệt chiếu cói là cả một quá trình lao động sáng tạo, cẩn thận từ khâu chọn cói, phơi cói, nhuộm cói sao cho đỏ tươi và bền mầu, đặc biệt là khâu dệt cải hoa của chiếu. Người cải hoa phải nhanh, uyển chuyển, mềm mại, mắt phải tinh, tay cải phải chính xác, thuộc từng nét cải để không đan lỗi. Ngoài chiếu cói, những người dân địa phương còn sản xuất ra những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu với nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú như: thảm, làn, khay, hộp, mũ, túi xách…
Để có được một sản phẩm cói mỹ nghệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, kỹ thuật trồng và sản xuất cói của Kim Sơn cũng khá đặc biệt. Đó là cả một quy trình công phu, tỉ mỉ và chính xác ngay từ lúc trồng cói, thu hoạch cói, chọn cói, chẻ cói, phơi cói, nhuộm cói… cho đến khâu cuối cùng là đan, dệt cói và hoàn thiện sản phẩm. Điển hình như kỹ thuật sử dụng keo polyascera phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, vừa giúp định hình ổn định kiểu dáng công nghiệp, vừa nâng cao khả năng chống mốc, ẩm cho sản phẩm. Nhờ đó mà những sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay người tiêu dùng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 
   
Sản phẩm giỏ cói dùng trong gia đình
Sản phẩm chiếu cói dùng trong gia đình
Các loại sản phẩm kế thừa, mới
Sản phẩm ghế trong nội thất hiện đại
Sản phẩm vỏ bọc trang trí bên ngoài lọ hoa
 
 
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332