Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Ninh Vân (Ninh Bình) - CÔNG TRÌNH DI SẢN TRUYỀN THỐNG LÀNG NINH VÂN

 

Sơ đồ vị trí các di sản: Di tích, dấu ấn lịch sử văn hóa

 

Sơ đồ tổng hợp hiện trạng vị trí di sản văn hóa lịch sử

 

Công trình kiến trúc di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc truyền thống, dâu ấn lịch sử 

Làng Ninh Vân có lịch sử hơn 400 năm với nhiều biến động thăng trầm nên có một quỹ di sản phong phú với nhiều loại hình như đình, đền, chùa, miếu, giếng cổ và hộ gia đình làm nghề truyền thống. Những di sản được liệt kê dưới đây là những công trình nhóm khảo sát đã trực tiếp quan sát và phỏng vấn cán bộ chính quyền, đại diện cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. 

Tổ hợp cảnh quan và chùa làng Ninh Vân 

Tổ hợp công trình tôn giáo chùa làng Ninh Vân (chùa Thương Xuân Việt Tự) có vị trí tự núi và nằm trên tuyến đường huyết mạch của làng Ninh Vân. 

Đây là một quần thể các công trình được xây dựng trong nhiều giai đoạn khác nhau. Điều đáng lưu ý là chùa di tích chùa cổ trên núi và cây đại cổ thụ trên 100 năm tuổi.

 

Chùa Thường Xuân Việt Tự – trung tâm tâm linh của người dân làng thôn Xuân Vũ 

Đình thôn Hệ thuộc làng Ninh Vân 

Đình làng Hệ: 

Làng Hệ xã Ninh vân Huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình Nơi Đất thiêng Địa Linh Nơi có Đền Hạ Kê Từ tọa lạc dưới chân núi Duy Sơn thờ Mẫu Nguyệt Nga Công Chúa con gái Vua Hùng Duệ Vương là phu Nhân Tản Viên Sơn Thánh  cùng với đền Thượng Kê Từ  và đền Miễu Sơn thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tam Vị Đức Ông, cả Ba ngôi đền tạo thành một quần thể tất cả được chế tác bằng đá xanh nguyên khối ...Hằng năm ngày 10 tháng 3 âm lịch ,để tưởng nhớ công ơn của Đức Thủy Tổ và Ông Tổ nghề Đá dân làng đã rước kiệu dâng lễ cầu mong Quốc Thái Dân An Mùa Màng Bội Thu ...  Trước Đình còn giếng nước có đường kính khoảng 15-18m.

 

Đình Thôn Hệ và Miếu thờ Nguyệt Nga công chúa 

   

Cảnh quan khu vực Đình thôn Hệ, Xã Ninh Vân

Đình Xuân Vũ

Đình làng Xuân Vũ có tuổi đời trên 500 năm. Là nơi diễn ra các nghi lễ truyền thống của dân trong làng và để cảm tạ công đức ông tổ nghề và cũng chính là thành hoàng làng. Tại đây lưu giữ những chứng tích tay nghề làm đá qua những nét trạm trổ mềm mại trên hệ thống cột của Đình. Lễ hội làng Xuân Vũ đầu tiên và trồng cây Thị cho đến ngày nay. 

Đình được xây dựng bằng đá xanh nguyên khối, mỗi bộ phận được đục đẽo tinh xảo bằng đôi tay tài hoa của những nghệ nhân là con em trong làng. Đình làng có tuổi đời cùng với sự ra đời của Làng Xuân Vũ từ năm 1730 thời vua Lê Cảnh Hưng. Nhưng trước kia, vật liệu làm đình chủ yếu là gỗ lim, xây dựng bằng vôi vữa và gạch nung. Do thời tiết và chiến tranh tàn phá, ngôi đình làng cũ bị hư hỏng phải tháo dỡ hoàn toàn. Một thời gian dài, làng Xuân Vũ không có đình, nơi ngôi đình ngự trị trước kia chỉ còn lại vết tích. Trước những nhu cầu thiết yếu, người dân trong làng quyết định phục dựng, xây dựng lại một ngôi đình mới bằng đá, vẫn giữ nguyên nét kiến trúc của ngôi đình xưa cũ. Đình phục dựng lại vẫn có tiền đường, Hậu cung và 2 bên tả hữu thờ gia tiên. Tiền đường của đình gồm có 3 gian. Bên trong có 12 cột cái và 12 cột quân bằng đá nguyên khối được trạm khắc tính xảo, kết nối với nhau rất chắc chắn và vững trãi. Cột cái cao hơn 4m. Các cột cái được trạm khắc rồng, các cột quân được trạm khắc cỏ cây hoa lá, chim muông, đặc biệt là bốn cây đại diện cho 4 mùa: Xuân Hạ Thu Đông tương đồng với Tùng Trúc Cúc Mai. Các cột, kèo, vì được gắn kết với nhau bằng các mộng. Tại mỗi “vì” các mối nối ghép với nhau bằng các “mộng” đều được che phủ bởi những hoạt tiết “rồng bay- phượng múa”, “Long Ly Quy Phụng”, hay “Tùng Trúc Cúc Mai”… 

Đặc biệt, tại Hậu cung của ngôi đình hiện vẫn còn 4 cột đá cổ có từ hàng trăm năm trước. Những cột đá này được trạm khắc tinh xảo, đươc làm bằng phương pháp thủ công nhưng những nét chạm “bong” rất nổi, vân rất sâu dù cho thời gian mưa nắng cũng không dễ bào mòn được. Đây cũng có thể coi là những di sản vô giá mà người xưa để lại cho con cháu làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống Ninh Vân.

 

Cảnh quan khu vực đền (quán) Ông thờ lục vị thành hoàng (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

Một số nhà ở truyền thống lâu năm có giá trị

Theo chỉ dẫn của cán bộ xã thì số lượng nhà truyền thống năm có giá trị ở làng Ninh Vân không nhiều và nằm rải rác trong làng. Hầu hết các ngôi nhà đều có kết cấu tường gạch và khung gỗ quý với tuổi đời từ 70 đến 100 năm tuổi. 

Nhà bà Đinh Thị Long (thôn Xuân Phúc)

Nhà bà Đinh Thị Long ở thôn Xuân Phúc (80 tuổi) được xem là ngôi nhà kết cấu đá truyền thống được bảo tồn và chăm sóc cẩn thận nhất với lòng tự hào và sự kính trọng di sản mà ông cha đã để lại. Theo gia chủ thì ngôi nhà này được xây dựng cách đây hơn 100 năm và mất tới 2 nâm ngôi nhá độc đáo này mới hoàn thành. Ngôi nhà được xây dựng mở rộng nhiều lần và có cấu trúc hình L để tạo khoảng sân trong được lát bởi đá cỏ tạo nên cảnh quan tươi mát cho công trình. Một khối nhà 2 tầng trên làm kho tại góc; khối nhà cổ nhất có hình thức 3 gian và lợp mái ngói. Hầu hết những cấu kiện kết cấu chính của nhà như dầm, cột, tường làm bằng đá với những nét hoa văn được trạm trổ tỷ mỷ và bắt mắt, đầu cột dược trạm khắc hai bức tứ quý “Tùng, Trúc, Cúc, Mai” rất tinh sảo; kết cấu mái, bức bàn, cửa ra vào, cửa sổ… đều bằng gỗ quý. Cả 3 gian nhà chính đều được gia chủ trân trọng và gìn giữ theo phong cách truyền thống, gian giữa dành cho việc thờ cúng Phật, gia tiên và thổ công thổ địa. Trong đó có sập đá có tuổi đời cùng thời với công trình kiến trúc này.Các cấu kiện bằng đá và các câu đối chữ Hán Nôm khắc trên các cấu kiện này đều được giữ gìn sạch đẹp. Do điều kiện kinh tế gia đình thuận lợi nên gia chủ có thể giữ gìn và chăm sóc ngôi nhà và khuôn viên nguyên vẹn và sạch sẽ. Đây có thể là một địa chỉ tham quan kiến trúc truyền thống tiềm năng cho khách du lịch và gia chủ cũng nhiệt tình ủng hộ định hướng phát triển du lịch làng nghề cho làng Ninh Vân. 

Nhà bà Đinh Thị Long ở thôn Xuân Phúc, Ninh Vân 

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332