Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Phú Vinh (Hà Nội) - DI SẢN PHI VẬT THỂ LÀNG PHÚ VINH

Là một làng truyền thống có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, làng Phú Vinh có nhiều di sản phi vật thể có giá trị cao như nghề truyền thống làm nón lá, về ẩm thực, lễ hội, thơ ca… và gắn bó mật thiết với các hoạt động lễ hội cũng như thường ngày của dân làng. 

Lễ hội và nghệ thuật biểu diễn
Theo báo cáo, lễ hội làng Đồng Trữ, xã Phú Nghĩa được tổ chức ngày 16 và ngày 17/3 (tức ngày 11 và 12/2 năm Kỷ Hợi); lễ hội Quán Bà - thôn Đồi Chè, xã Thanh Bình được tổ chức ngày 18 và 19/3 (tức ngày 13 và 14/2 năm Kỷ Hợi) nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của các vị Thành Hoàng làng. Cả hai lễ hội truyền thống đều diễn ra với chương trình đó là:  phần lễ gồm tế lễ, dâng hương và rước kiệu truyền thống. Phần hội diễn ra các hoạt động như: giao lưu văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian...
Ẩm thực, sản vật đặc thù: Là yếu tố quan trọng
Làng Phú Vinh có món bánh cuốn ngon nổi tiếng trong vùng. Theo Nguyễn Văn Trung – Trước đây từng là chủ nhiệm CLB nghệ nhân; hiện nay chỉ dạy nghề chứ không sản xuất, thì món bánh cuốn làng Phú Vinh được nhiều người dân trong ngoài làng cũng như du khách ưa thích. Ngoài ra ở chợ Chuông còn có món bánh đúc lạc cũng được bày bán thường xuyên trong các phiên chợ và là một món ăn dân dã gắn bó với cuộc sống người nông dân. 
Các phong tục, tập quán tiêu biểu (cưới hỏi, lễ hội, hương ước, quan hệ dòng tộc, láng giềng...)
Ở làng Phú Vinh có một số họ phổ biến là họ Phạm và họ Lê (đặc biệt là họ Lê Đình) với số lượng lớn các gia đình mang quan hệ huyết thống với nhau và thường tập trung ở thôn Quang Trung. 
Lễ hội lớn nhất hàng năm của làng Phú Vinh diễn ra vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch. Ban khánh tiết người dân dành nhiều tuần trước đó để chuẩn bị cho các hoạt động lễ và hội trong sự kiện hàng năm này. Theo lãnh đạo xã và người dân thì cứ năm năm lại có một lần rước lễ từ đầu làng đến cuối làng. 
Theo ghi nhận từ những người cao tuổi ở làng thì trong lễ hội làng có những hoạt động sôi nổi như hát dô, hát quan họ, chọi gà đặc biệt là trò chơi nấu cơm thi. Các đội thi (mỗi đội ba người) có 20 phút để nấu chín cơm. Sau khi vo gạo, một người vừa đi vừa gánh hai niêu và hai người đốt lửa theo sao cho cơm chín đòi hỏi sự khéo léo của người chơi. 
Ca dao, tục ngữ, câu chuyện truyền miệng về lịch sử phát triển
Là một làng xã truyền thống có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, người dân làng Phú Vinh có nhiều câu ca dao đã trở thành quen thuộc nói về các hoạt động lễ hội, nghề làm nón. Tất cả các thơ và ca dao đều toát lên tình cảm yêu mến và tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương. 
 

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332