Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Yên Trường (Hà Nội) - CÔNG TRÌNH DI SẢN TRUYỀN THỐNG

  

Chùa Yên Trường

Hiện không có tư liệu thành văn nào cho biết năm khởi dựng của chùa Yên Trường, căn cứ vào những di vật còn lại của chùa là hai quả chuông đồng còn được lưu giữ: một quả đúc năm Thiệu Trị Giáp Thìn (1844), và quả chuông có niên hiệu Thành Thái thứ 12 (1900) đã khẳng định ngôi chùa này có ít nhất từ thời Nguyễn (Thế kỷ XIX). Chùa đã được trung tu năm 2004 (trùng tu Tam Bảo và tượng Phật), năm 2005 (lát sân phía trước tam bảo)

Chùa Yên Trường nằm trên mọt khu đất rộng, thoáng diện tích 2000m2. Chùa được làm theo hướng tây nam.

Chùa Yên Trường có quy mô kiến trúc lớn, bề thế với nhiều nếp nhà ngang dọc bao quanh cùng hệ thống những cây cổ thụ và cây ăn quả như: xoài, mít, bưởi, hồng. Đặc biệt trong chùa có cây vối đã tồn tại hơn 100 năm tạo vẻ trang nghiêm, thanh tịnh cho ngôi chùa. 

  

Đình Yên Trường

Cụ Trần Hữu Bùi, Thủ từ đình Yên Trường, cho biết: một trong những cảnh đẹp của làng chính là đình cổ. Đình làng là điểm nhấn về lịch sử văn hóa của làng nên tọa lạc ở bãi đất cao, nhìn xuống ao lớn, bên kia là một gò đồi thấp. Đình thờ đức Cao Sơn Quý Minh làm thành hoàng làng, nên lễ hội vào Rằm tháng hai âm lịch. Thời Pháp thuộc, đình làng bị đốt cháy. Dân làng chạy tản cư kịp giấu chiếc chuông đồng lớn xuống ao làng nên chuông này còn đến ngày nay. Mỗi lần đánh chuông, tiếng chuông ngân xa cả làng xã. Đình làng được dựng lại trên nền đất cũ trước đây. 

Nhà ở truyền thống

Ngôi nhà gỗ của ông Kỳ, phía bên trong là một khung cảnh đẹp. Cách bài trí ban thờ, đến sập gụ tủ chè, câu đối, đại tự… đều theo mẫu mực xưa. Tuy nhiên, vì quá quý ngôi nhà mà ông không dám ngủ trong đó. Ông coi đó như một bảo vật cha ông, bảo vật của làng và ông sẵn sàng tiếp đón khách lạ vào bên trong để hướng dẫn như một chuyên gia du lịch. Ông lấy làm tự hào, vì làng ông là một trong những ngôi làng hiếm hoi của Hà Nội còn giữ được những di sản tổ tiên. “Tôi đã dặn con cháu, dù thế nào đi chăng nữa cũng phải cố giữ lấy gia sản cha ông, không được phá hay bán đi, phải giữ lại bằng mọi giá”, ông Kỳ khẳng định.

 

 

  

 

Giếng cổ

Làng Yên Trường với 9 chiếc giếng cổ độc đáo, không chiếc nào giống chiếc nào. Mỗi chiếc giếng là một câu chuyện đời lẫn chuyện tâm linh. Cho nên, những chiếc giếng ấy không chỉ là di sản, mà là chốn tâm linh với ban thờ kính cẩn dâng hương thần giếng mỗi dịp lấy nước đồ xôi. 

  

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332