Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Đề án: Phát triển nghề may - Du lịch tại làng Cựu

 

 
Ngày 11/02/2020, tại khách sạn Hòa Bình (số 27 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong sự kiện " Một ngày ở Ý - A day in Italy", Khoa Kiến trúc và Quy hoạch (ĐH Xây dựng) và Nhóm nghiên cứu mô hình làng nghề - Du lịch và làng di sản - Du lịch (ĐH Xây dựng) đã phối hợp với tổ chức Desk Italia, Viettonkin, các nhà thiết kế tài năng Việt Nam (La Pham, Bac Ky Fine Art) và các đơn vị đến từ Italia (công ty FD, công ty Esposistemi) khởi động đề án "Phát triển làng nghề may - Du lịch tại làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội".
 
Ký kết hợp tác giữa Khoa Kiến trúc và Quy hoạch (ĐH Xây dựng); nhóm nghiên cứu mô hình Làng nghề - Du lịch và Làng di sản - Du lịch (ĐH Xây dựng; cùng tổ chức Desk Italia.
 
Mục tiêu của đề án là phát triển làng Cựu trở thành làng nghề may mặc thời trang và cũng là làng du lịch dựa trên những giá trị đặc sắc của văn hóa làng truyền thống. Với tiềm năng tinh hoa nghề may Comple của người làng Cựu, các di sản kiến trúc qua nhiều thời kỳ, đặc biệt là cảnh quan yên bình, những ngôi nhà ở mang phong các kiến trúc Pháp tuyệt đẹp, hy vọng đề án sẽ có được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước để làng Cựu trở thành làng nghề may- du lịch đặc sắc trong một tương lai gần.
 
Gian trưng bày của NTK La Phạm tại sự kiện
 
Trưng bày những bức ảnh đẹp về cảnh quan, kiến trúc làng Cựu
Một số hình ảnh trong sự kiện:
 
 
 
 
Ông Alberto đại diện tổ chức Desk Italia, các doanh nghiệp Italia, các đối tác,  PGS.TS. Phạm Hùng Cường, TS. Lê Quỳnh Chi cùng nhóm nghiên cứu của Khoa Kiến trúc và Quy hoạch tại sự kiện