Đình làng Quất Động
Đình làng Quất Động thờ Cao Sơn Đại Vương – thần Cao Sơn ở núi Tản Viên. Năm 2001, đình làng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Đình làng được xây dựng từ thế kỷ XVII, là nơi hội họp của dân cư làng Quất ĐỘng. Đình được xây dựng bằng gỗ bao gồm các nhiều trang trí và chạm khắc có giá trị. Phía trước Đình là Ao đình, sau đình là Giếng đình. Hiện nay đang có dự định cải tạo lại giếng đình, đặc biệt giếng đình do nằm sát với hậu cung nên có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến chân móng hậu cung. Đình bao gồm phần nhà Đại bái (được xây dựng sau cùng, mua lại của gia đình có lễ Đại Khoa), phần Đình Trung và Hâu cung. Phần Hậu cung thường xuyên đóng, chỉ mở cửa vào dịp lễ trọng để làm sach đồ thờ. Những năm chiến tranh và bao cấp, đình được sử dụng như nhà kho. Đình mới được khôi phục lại chức năng cũ trong 20 năm trở lại đây.
Chùa làng Quất Động
Chùa làng Quất Động là nơi sinh hoạt và tu hành của các Phật tử. Năm 2001, Chùa được công nhận là di tích lịch sử kháng chiến để tưởng nhớ vụ thảm sát sư trụ trì, các sư thầy, cùng rất nhiều người dân trong làng trong thời kháng chiến chống Pháp. Hiện tại trụ trì của chùa là Sư thầy Thích Đàn Nhung – thư ký hội phật giáo huyện. Chùa được chia thành 2 phần ngăn cách bởi đường liên thôn: nơi thờ đức Phật Quân Thế Âm Bồ Tát, và nơi thời các vị La Hán, Chân Linh (thực chất đường liên thôn được hình thành những năm 1960 sau cải cách ruộng đất, từ trước, đường vòng qua phía trước tượng Phật bà). Trong khuôn viên chùa bao gồm trước Tam bảo (phật), sau thờ mẫu.
Miếu làng Quất Động
Miếu làng Quất Động thờ cụ Minh Lăng Đại Vương, tương truyền là em của Cao Sơn Đại Vương hiện đang thờ tại đình. Năm 1972, Miếu bị phá bỏ. Đến năm 2011, Miếu được chính quyền xã và cư dân địa phương khôi phục lại phía dưới Miễu cũ (do vị trí Miếu cũ thuộc làng khác). Không gian miếu rất đặc trưng do được bao quanh bởi các cây to xung quanh phần mộ.
Nhà ở truyền thống làng Quất Động không còn, hiện chỉ còn 1 ngôi nhà được xây dựng những năm 1930 do thương gia , người đầu tiên buôn bán tranh thêu, xây dựng. Ngôi nhà 2 tầng, với kiến trúc cổng bề thế, kiến trúc giao thoa giữa kiến trúc Á Đông và phương Tây thể hiện mức độ giàu có cũng như sự di chuyển đến nhiều thành phố của chủ nhà. Sau giải phóng, chủ nhà chuyển sang Mỹ, để lại căn nhà cho thôn sử dụng làm hội trường và nhà sinh hoạt chung.
Lăng mộ
Năm 1994, họ Bùi Trần Quất Động xây cất mộ ông tổ nghề thêu Lê Công Hành nhằm tưởng nhớ công lao vị tổ nghề. Trên tấm bia mộ có ghi rõ tên, chức tước, năm sinh, năm mất của cụ tổ nghề. Mộ hiện đặt tại xóm 1, đội 5, thôn Quất Động. Ở các tỉnh khác như Nam Định, Lâm Đồng (Đà Lạt) bới có nghề thêu cũng dựng đền thờ ông.
Từ đường
Có 5 từ đường các dòng họ phân bố tại đội 5 và đội 6.
DI SẢN LÀNG VIỆT
Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com
Mobile: 0913542332