Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Keo (Thái Bình) - ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DI SẢN LÀNG KEO

Tổng hợp các giá trị văn hóa, lịch sử của làng Keo – Thái Bình
Gía trị di sản lớn nhất ở làng Keo chính là chùa Keo, chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đặc biệt. Không chỉ ở các giá trị kiến trúc mà quá trình xây dựng Chùa còn được ghi nhận cụ thể, phản ánh rõ quá trình phát triển của các làng truyền thống thông qua việc xây dựng các công trình tôn giáo tín ngưỡng.
 
 
Tuy nhiên làng Keo, bản thân nó đã chứa đựng nhiều giá trị mà còn ít người biết đến, khi thăm quan chúng ta mới chỉ được hướng dẫn thăm quan chủa Keo, đấy là thiếu sót lớn.
Làng Keo và chùa Keo được đặt trong mối quan hệ về tổ chức không gian mật thiết. Đây là giá trị rất đặc biệt chỉ có ở làng Keo. Thông thường vị trí chùa đặt tương đối độc lập trong cấu trúc không gian làng. Tại làng Keo , chùa Keo được đặt như một điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan, có một trục kênh nước chạy từ chùa xuyên suốt không gian làng, hướng ra phía sông Hồng. Các mạng lưới đường và nhà ở được dựa trên trục cảnh quan này để phát triển sang hai bên. Đây là sự bố trí có ý đồ chứ không phải ngẫu nhiên.
Trường hợp này cũng phản ánh làng Keo là một trong những làng được quy hoạch tổng thể và xây dựng đồng bộ cả khu vực nhà ở, công trình tín ngưỡng chứ không phải là một quá trình phát triển tự phát, hoặc thường khu vực dân cư có trước rồi mới hình thành Đình, Chùa.
Điều này giúp chúng ta có thể hình dung là trong thế kỷ 17, khi làng Keo vốn nằm ven sông Hồng, cùng với chùa Keo (không rõ vị trí nào) đã bị sạt lở và người dân đã phải di chuyển cả dân cư và chùa. Một phần xuống Nam Định lập nên làng Hành Thiện, chùa Keo Hành Thiện. Phần còn ở lại Thái Bình là làng Keo, chùa Keo và nới đây đã được lập quy hoạch về bố trí dân cư, mạng lưới đường, kênh nước, vị trí đặt đình, chùa. 
Có thể nhận định đây là một trong những ngôi làng cổ hiếm có được quy hoạch bài bản. Vậy lịch sử quy hoạch nông thôn vùng ĐBSH có thể nhận định hình thành từ mốc này, khoảng năm 1611-1630. Rất tiếc hiện không có tư liệu về việc xây dựng làng, không rõ ông quận công Nguyễn Văn Dụ, người thiết kế chùa Keo và ông Hoàng Nhân Dũng, người tổ chức quyên góp xây dựng chùa Keo có vai trò gì đối với việc quy hoạch làng Keo hay không.
Trục mương nước hình thành như một sông đào, rất có thể đây cũng là tuyến đường thủy để vận chuyển vật liệu xây dựng chùa từ sông Hồng, khi xây xong chùa thì lấp đoạn nối với sông lại thành ao có hình thái kéo dài như ngày nay.
Với hệ thống ao phong phú, có ao chính chạy dài như một trục cảnh quan và nhiều ao nhỏ, làng cũng tiêu biểu cho phương thức xây dựng làng ở vùng ĐBSH rất có kinh nghiệm trong việc đào ao, tôn nền, vừa tạo nền xây dựng, môi trường, thoát nước mà có có ý đồ tạo lập cảnh quan rõ nét. Cấu trúc làng đã tạo nên một làng sinh thái mà trong đó mặt nước được sử dụng với giá trị kinh nghiệm cao, các hướng nhà có thể đều được hướng theo hướng Đông Nam là hướng gió tốt (có sự khá tương đồng đối với cấu trúc làng Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định). Cách thức tổ chức này là một giá trị văn hóa cao cần được ghi nhận, kế thừa.
Gía trị văn hóa trong tổ chức xây dựng, tổ chức không gian cảnh quan làng Keo rất cần được giới thiệu với khách du lịch khi đến thăm quan chùa Keo. 
PGS.TS. Phạm Hùng Cường
 
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM