Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Thích Chung (Vĩnh Phúc) - DI SẢN PHI VẬT THỂ LÀNG THÍCH CHUNG

 

 

Sử dụng vật liệu, phương thức xây dựng truyền thống

Làng Thích Chung là làng khá tiêu biểu về sử dụng các vật liệu truyền thống như gỗ, tre, nhà đất và gạch đá ong. Trước đây đá ong được lấy từ đồi " Xương Rồng", Trước 1980 tất cả nhà trong làng đều làm từ đá ong. Hiện nay nhà xây đá ong còn khá nhiều. Tuy nhiên loại vật liệu này đã trở nên hiếm, đắt nên các công trình xây dựng hiện nay không sử dụng. Còn thấy nhiều trên các bức tường nhà cũ.

Với truyền thống có nghề mộc, nghề làm nhà gỗ, hiện nhiều nhà vẫn làm nhà theo hướng nhà cổ cải biên, giữ được khung gỗ vì kèo giá chiêng, chồng rường, cột gỗ kết hợp tường chịu lực, do chính thợ làng làm.

Cách làm nhà gỗ vẫn duy trì kiểu truyền thống: Gỗ Xoan, Lim, Mít đều được ngâm ít nhất 1,5 năm để tránh mối mọt trước khi xe ra để xây dựng.

 Tường gạch đá ong đặc trưng

Các di sản phi vật thể tiêu biểu:

Nghề truyền thống

Xưa làng Thích Chung có nghề khai thác đá ong xây nhà, xong hiện nay do mỏ đá ong đã hết nên nghề này không còn nữa. Nghề đánh lưới ở hồ Đại Lải gần đó nay cũng không còn nữa.

Lễ hội

Hội làng: Hội làng Thích Chung diễn ra hàng năm vào ngày 15/3 Âm lịch.

Âm thực, sản vật đặc thù

Trong làng Thích Chung có đặc sản cháo se và bánh gio làm vào dịp lễ tết, hội làng, tiệc, rằm...

- Món cháo se làm khá công phu, bột gạo tẻ ngâm xay bột nước rồi lọc qua vải để cô đặc, đợi nước sôi thì se bột thả vào. Cốt cháo từ bột ướt, nước ninh xương, thịt lạc băm nhỏ, gia vị thêm vào muối mắm mì chính, đặc biệt không cho hành, tiêu. Cháo chín thường được múc ra bát chiết yêu để cúng tế, để nguội rồi ăn.

- Bánh gio (tro) được làm từ gạo nếp ngâm trong nước tro của cành, quả xoan ta và cây gió (1 gió 3 xoan), tro được ngâm với nước vôi trước đó tầm 3- 4 tuần cho đến khi nước trong thì đem ra ngâm một ngày đêm với gạo vo sạch để khô cho hút nước gio. Vớt gạo ra để ráo nước rồi đem gói trong lá giong đã luộc rửa sạch. Luộc bánh tầm 4 tiếng sau khi sủi nước thì chính bánh. Bánh chín có màu vàng trong suốt. Khi ăn chấm với mật giọt làm từ mật mía, đường kính, mạch nha.

- Ngoài ra làng còn làm các loại bánh trưng, bánh trôi, bánh chay,... như các nơi khác trong các dịp lễ tết của năm lịch ta.

Các phong tục, tập quán tiêu biểu:

Quan hệ xóm giếng, dòng họ  nhìn chung còn mật thiết. Các tục lệ truyền thống như: Thờ cúng tại gia đình; Thờ cúng tổ tiên tại dòng họ; Thờ Phật, Thờ cúng tam vị 

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332