Lễ hội:
Dân làng cho biết, theo lệ của vùng thì đình Vĩnh Sơn mỗi năm tổ chức 4 ngày lễ hội lớn bao gồm:
- Ngày mùng 6 tháng Giêng: Lễ Khai xuân, tổ chức tế lễ và gieo hạt
- Ngày 15 tháng 3 (âm lịch): Tiệc giỗ đức thánh Lân Hổ
- Ngày 20 tháng 8 (âm lịch): Tiệc giỗ đức thành Quý Minh
- Ngày 10 tháng 9 (âm lịch): Tiệc giỗ đức thánh Bạch Quan
- Ngày 15 tháng 11 (âm lịch) là ngày mừng lúa của dân làng
Mười ngày trước khi tổ chức lễ hội, những cao niên trong làng cùng với ban khánh tiết sẽ họp bàn chuẩn bị chu đáo cho ngày lễ.
Nét đặc sắc của lễ hội Khai xuân (ngày mùng 6 tháng Giêng) được lưu truyền từ khi dựng đình đến nay không mấy thay đổi. Lễ hội tổ chức để cầu mong một vụ mùa xanh tốt, bội thu nên hình thức tế lễ và hội cũng thể hiện mong muốn đó. Cụ thể, ở giữa sân đình sẽ được chia làm 2 bên, có đục 2 lỗ cắm hai chiếc cột (được chạm chữ “ Nhất” và cột kia chạm hình “Thập”).
Người chủ lễ đình sẽ dùng một viên đá tượng trưng cho hạt giống để đưa vào các lỗ cột. Sau đó lần lượt những người cao niên trong làng sẽ gieo hạt cho đến khi hết đá.
Người dân quan niệm, gieo hạt đúng nơi sẽ giúp vụ mùa năm đó được mưa thuận gió hòa, cây trồng tươi tốt. Trước đây lễ gieo hạt thường được tổ chức 3 ngày đến nay dân làng thống nhất tổ chức một ngày mùng 6 tháng Giêng.
Người dân trong vùng coi đình là nơi thành kinh tâm linh, từ việc cưới hỏi, công danh, cầu tài lộc, sức khỏe mọi người đều ra đình để thành tâm khấn lễ. Lễ vật dâng lên thành cũng là tùy tâm, lễ thủ lợn, gà, bánh kẹo đôi khi chỉ là hoa quả và hương.
Một số hình ảnh sưu tầm:
Cảnh quan làng Vĩnh Sơn
Nhà nuôi rắn với hệ thống làm mát
Di tích lịch sử Quốc gia - Chùa Già Du
Đình Vĩnh Sơn
Không gian đình Vĩnh Sơn
Nhà ở dân gian cổ truyền
Nhà ở dân gian cổ truyền
Giếng cổ làng Vĩnh Sơn