Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Yên Đức (Quảng Ninh) - DI SẢN PHI VẬT THỂ LÀNG YÊN ĐỨC

Không những có được cảnh quan đẹp, môi trường sạch sẽ, nhiều công trình di tích có giá trị, xã Yên Đức còn giữ gìn được nhiều giá trị về văn hoá truyền thống, những phong tục, nghệ thuật dân gian tốt đẹp.

Danh nhân, người có công với địa phương

73 chiến sỹ du kích: Hang 73 ở phía Tây núi Canh- nơi ghi dấu tội ác tày trời của thực dân Pháp đã giết và hun chết 106 người, trong đó có 73 chiến sỹ, cán bộ, đồng bào ta chung một mộ.

Nhà bia ghi danh các anh hùng ở hang núi Canh

Lễ hội và nghệ thuật biểu diễn

Lễ hội

Lễ hội làng được tổ chức bắt đầù ngày 6 là lễ hội Chùa Tam Bảo Linh Tự - thôn Đức Sơn, ngày 9, lễ hội  Chùa La Hán- thôn Chí Linh, ngày 10 lễ hội chùa Hương Lan Tự- thôn Dương Đê, hội đền thờ Đức Thánh Hang Son -  thôn Yên Khánh ngày 14. Kết Thúc là lễ hội Chùa Cảnh Huống thôn Đồn Sơn ngày 16.- 18 tháng Giêng.

Trong phần lễ, các thôn tổ chức rước mâm quả của các dòng họ, các tổ liên gia, tuy giản đơn nhưng đó là tấm lòng thành đến với lễ hội chùa làng. Phần hội với  các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi ,giao lưu trong thôn, xã và các xã bạn, nhất là hát quan họ trên Hồ Bán nguyệt tại chùa Cảnh Huống thôn Đồn Sơn.

Rước Mâm quả Chùa Hương Lan tự (Dương Đê)

Lễ hội chùa Cảnh Huống - Thôn Đồn Sơn

 

Lễ hội thôn Đồn Sơn ngày 16 tháng Giêng

Nghệ thuật biểu diễn:

Gần đây tài làng đã có hoạt động phục vụ khách du lịch như múa rối nước, hát chèo.

Du khách thưởng thức múa rối nước

Biểu diễn quan họ trên hồ

Ẩm thực, sản vật đặc thù

Một trong những sản vật đặc trưng của Yên Đức, Yên Đức hiện được coi là vựa nếp cái, cũng là nơi cho sản phẩm có chất lượng nhỉnh hơn nhiều nơi khác nhờ ưu đãi về điều kiện khí hậu, nguồn nước, đất phù sa bồi đắp khi nằm ở ngã ba con sông Đá Bạc...Giống nếp này chỉ được trồng vào vụ mùa khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch. Khi lúa trổ đòng phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa nếp cái khác nên được người dân gọi là nếp cái hoa vàng. Khi thành hạt cho hạt thóc tròn, hạt gạo dẻo nên được dùng thổi xôi, làm cốm, làm các loại bánh trôi, bánh trưng không thể thiếu vào các dịp lễ tết.

Cánh đồng nếp cái hoa vàng thôn Yên Khánh

Ngoài ra ở đây còn có những món ăn địa phương vô cùng giản dị như nộm hoa chuối, khoai lang luộc, ngô nếp nướng, chè nếp cái hoa vàng, nem chay Yên Đức... giữa khung cảnh đồng quê dân dã, yên bình.

Ngoài ra còn lễ hội thôn Đồn Sơn vào ngày 12-2 (16 tháng Giêng) rước lợn “ông Bồ” vào nhà thờ Bát vị tiên công dưới chân núi Thung cúng Tổ đầu năm mới. Lễ hội mang sắc thái văn hoá địa phương với nguyện ước mong sao cuộc sống thanh bình, mùa màng tốt tươi.

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332