1 Nghề khảm trai
1.1 Lịch sử phát triển nghề truyền thống
Xã Chuyên Mỹ với bốn làng nghề truyền thống Chuôn Ngọ, Chuôn Hạ, Chuôn Trung, Chuôn Thượng đã và đang từng bước gìn giữ và phát triển một nghề truyền thống đầy “cặm cụi” mà cũng rất sang trọng này. Nghề khảm trai ở Việt Nam đã từng được nhắc đến trong sử sách từ thế kỷ thứ III-V thời kỳ Bắc thuộc.
Theo một số tài liệu thì tổ nghề của vùng hạ lưu sông Hồng như làng nghề Ninh Xá, Ý Yên thuộc Nam Định là ông Ninh Hữu Hưng, một vị tướng của vua Đinh và vua Lê. Tuy nhiên theo phả đình làng Chuôn Ngọ thì nghề khảm trai nơi đây xuất hiện từ khoảng thế kỷ XI- XIII. Ông tổ nghề hiện được thờ tại làng là Trương Công Thành – một vị tướng văn võ song toàn từng tham gia vào đội quân của Lý Thường Kiệt. Tương truyền, Trương Công Thành là một vị phó tướng tài ba của vua Lý, sau khi đánh đuổi quân xâm lược, ông được vua ban thưởng rất nhiều và đến cuối đời ông sống một cuộc sống phong lưu tao nhã, thường ngao du sơn thủy.
Trong một lần tình cờ ra bờ suối, nhặt được những mảnh vỏ trai, vỏ ốc mang nhiều màu sắc óng ánh rất lạ, ông bèn đem về nhà nghiên cứu, thử lắp ghép những vật liệu đó và tạo ra các họa tiết hoa văn rất sinh động. Dần dần, ông khai nghiệp cho người dân trong vùng, tạo nên nghề khảm trai cho người dân ở Chuôn Ngọ và làng nghề được phát triển rộng khắp ra toàn xã Chuyên Mỹ ngày nay.
Theo những nghệ nhân trong làng, nghề khảm trai không đơn giản chỉ là nghề đục đẽo, lắp ráp theo khuôn mẫu nhất định mà đó là cả một “chặng đường” nghệ thuật nếu như muốn có được một sản phẩm khảm trai theo đúng nghĩa, ngay từ bước tạo nguyên liệu. Để có được nguyên liệu tốt nhất, người dân ở Chuôn Thượng và Chuôn Trung thường thu gom vỏ trai, ốc cỡ lớn từ các vùng trong nước đồng thời cũng nhập từ Hồng Kông, Singapo nguyên liệu có cỡ lớn, dễ chế tác.
1.2 Hiện trạng dân cư, lao động tham gia
Tại thôn Thượng, nơi có 579 hộ dân thì đến 90% số hộ gia đình làm nghề chế biến nguyên liệu khảm và khảm trai.
Còn tại thôn Ngọ - nơi khởi nguồn nghề truyền thống khảm trai có 12 nghệ nhân đã được UBND TP Hà Nội và Hiệp hội Làng nghề Việt Nam công nhận. Ngoài ra, còn có gần 200 hộ dân của thôn Ngọ mang nghề đi lập nghiệp ở các tỉnh, thành trong cả nước, tập trung ở TP Hồ Chí Minh.
1.2.1 Các loại sản phẩm truyền thống
- Sản phẩm chủ yếu ở đây là đồ nội thất trang trí: tranh treo tưởng, hộp đựng giấy ăn, hộp con dấu, tủ, bàn, ghế…
Tủ chè khảm xà cừ - tranh treo tường
1.3 Quy trình sản xuất
* Đối với sản phẩm làng nghề truyền thống:
Phác thảo bản vẽ > Chọn vật liệu cho bức tranh đã phác thảo > Đục, cắt nguyên liệu > Gắn kết các mảnh cắt theo mẫu > Đục khắc gỗ theo hình ảnh đã cắt ghép > Hoàn thiện tranh.
Ốc thô, cắt gọt, tỉa thành hình
- Phác thảo bản vẽ: Bức tranh sẽ được các họa sĩ phác thảo ra bản thảo trước. Do tính chất của tranh khảm trai cần độ chính xác cực cao nên các nghệ nhân tính toán tỉ mỉ từng nét để tỷ lệ của từng cảnh trong tranh được cân đối hoàn hảo. thiết kế tổng thể của bức tranh.
- Chọn vật liệu cho bức tranh đã phác thảo: Chọn chất liệu cho tranh khảm trai vừa đơn giản lại vừa khó, bởi nếu không có kinh nghiệm lâu năm, bạn sẽ không thể chọn được chất liệu phù hợp với vị trí, dẫn đến mất đi cái hồn của bức tranh. Mỗi mảnh trai đều phải được đặt đúng vị trí mới có thể làm bật được vẻ đẹp, hồn của của bức tranh khảm trai. Dựa vào mẫu vẽ mà người nghệ nhân sẽ tiến hành chọn trai ốc cho các chi tiết để tạo ra màu sắc hài hòa, ấn tượng có điểm nhấn đặc biệt cũng như tính toán sử dụng trai ốc sao cho hiệu quả nhất.
- Đục, cắt nguyên liệu: Người thợ sử dụng cưa, giũa, kẹp, cắt và gọt giũa trai ốc cho giống với các chi tiết trên mẫu giấy. Tác phẩm cao cấp luôn đòi hỏi đường cưa phải thật sắc xảo, tỉ mỉ, khéo léo và mềm mại.
- Gắn kết các mảnh cắt theo mẫu: Theo mẫu vẽ thì người thợ gắn các mảnh trai ốc đã cắt thành hình hoàn chỉnh trên nền gỗ mộc ở đúng vị trí muốn khảm hình.
- Vạch: Người nghệ nhân sử dụng bút vạch theo vòng ngoài các chi tiết để tạo ra khung trên nền gỗ, cậy tất cả chi tiết ốc và xà cừ ra để lại khung vẽ nhất định.
- Đục: Đục phần gỗ theo hình vẽ sâu xuống với độ sâu vừa bằng miếng trai ốc đã cắt ra.
Các mảnh trai sau khi thành hình, đục, gắn trai
- Gắn: Đục xong người thợ sử dụng keo hoặc sơn ta để gắn các miếng trai ốc đã cắt hoàn chỉnh vào nền gỗ theo đúng hình mẫu ban đầu và gắn khít làm sao cho vừa, khéo, đẹp, bề mặt của ốc xà cừ bằng với bề mặt nền gỗ. Sau khi đã khô thì người thợ chà và mài cho bề mặt phẳng, mịn màng.
- Hoàn thiện tranh: Bức tranh sẽ được chà nhám, đánh bóng, cắt tỉa và đánh dấu một khi nó đã được hình thành cơ bản. Sau khi vẽ xong sẽ phủ một lớp vôi nhuộm gỗ gụ cho nền gỗ gụ tối xuống, để ốc nổi lên.
* Đối với sản phẩm hàng thô, chuyên môn hóa:
Thu gom vỏ trai > rửa sạch > cắt, gọt > sàng lọc > xếp trai thành hàng > cho vào máy ép phẳng + ngâm nước > cho vào máy dập.
Các công đoạn đối với sản phẩm chuyên môn hóa
1.4 Không gian hoạt động nghề
Không gian hoạt động làng nghề tùy theo quy mô của từng cơ sở. Nhưng sẽ có 2 không gian chính: sản xuất tại gia và sản xuất tập trung tại xưởng khu công nghiệp. Nhưng chủ yếu là sản xuất tại gia.
1.5 Cách sử dụng sản phẩm
- Sản phẩm chủ yếu là tranh thư pháp, tranh tích cổ, tranh tứ bình; hoặc các sản phẩm thường dùng trong sinh hoạt như hộp phấn, khay, bình, lọ, hay kể cả những hộp đựng tăm, thuốc lá, các vi dít, dây đeo cổ... Tất cả đều khảm hình ảnh hoa lá, tre trúc, chim muông bằng trai ốc tùy theo sở thích của người tiêu dùng, với giá cả hết sức đa dạng. Các sản phẩm thường để trưng bày phòng khách, đựng đồ dùng sinh hoạt.
1.6 Sản phẩm thương mại đặc trưng (khác với sản xuất hàng loạt, không kế thừa truyền thống)
Do tính tỉ mẩn, tinh xảo, yêu cầu độ chính xác cao đã tạo nên sản phẩm đặc trưng đến từng mm.
Một số tranh khảm trai trang trí hiện nay
1.7 Tiềm năng tạo sản phẩm lưu niệm nay
Sản phẩm được ưa chuộng trong trang trí nội thất. Nhu cầu làm đẹp cho không gian sống của người dân ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy, khả năng phát triển sản phẩm đồ lưu niệm, nhất là đồ trang trí nội thất sẽ là tiềm năng phát triển mới đối với các sản phầm nghề của Chuyên Mỹ.
Một số sản phẩm lưu niệm từ khảm trai
Không gian sản xuất nghề khảm trai, sơn mài
2 Các di sản phi vật thể
2.1 Lễ giỗ ông tổ làng nghề khảm trai: 09/01 âm lịch và dịp đầu xuân 9/ giêng
Thờ tổ nghề là ông Trương Công Thành, phó tướng của Lý Thường Kiệt. Ông đã truyền nghề cho dân làng Chuôn Ngọ. Đồng thời dân làng cũng tôn vinh ông là Thành hoàng làng.
2.2 Lễ hội Làng nghề truyền thống Phú Xuyên
Lễ hội vinh danh làng nghề khảm trai, sơn mài truyền thống xã Chuyên Mỹ là dịp để tôn vinh các bậc tiền nhân đã có công truyền nghề và đây cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu những sản phẩm độc đáo, tinh xảo của các làng nghề trong xã, đồng thời cũng là dịp để tiếp thêm ngọn lửa nhiệt huyết, yêu nghề tới các thế hệ người dân Chuyên Mỹ hôm nay cùng lưu giữ và truyền lại tinh hoa cho các thệ hệ mai sau. Lễ hội làng nghề xã Chuyên Mỹ cũng mở ra cơ hội giao lưu, phát triển và tìm hướng đi mới cho làng nghề trong sự khó khăn chung của nền kinh tế thị trường hiện nay.Lễ hội vinh danh làng nghề khảm trai, sơn mài truyền thống xã Chuyên Mỹ lần thứ nhất có 130 gian hàng trưng bầy sản phẩm. Trung tâm của Lễ hội đặt tại khu vực trường THCS xã Chuyên Mỹ với 52 gian trưng bày sản phẩm. Ngoài các gian hàng của các làng nghề xã Chuyên Mỹ còn có 25 gian trưng bầy sản phẩm làng nghề truyền thống đến từ 15 xã bạn trong huyện Phú Xuyên như: May mặc - Vân Từ, Giầy da – Phú Yên, Cỏ tế - Phú Túc, Mộc – Tân Dân, Tò he – Phượng Dực… Mỗi sản phẩm mang đến một sắc thái riêng tạo vẻ đẹp lung linh huyền ảo tô thêm màu sắc cho Lễ hội, lôi cuốn, hấp dẫn du khách gần xa. Không gian của Lễ hội như một bức tranh đa mầu sắc, tạo không khí vui tươi, phấn khởi. Những du khách khi bước chân tới đây, khi ra về đều in đậm dấu ấn về sự phong phú của các làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên nói chung và xã Chuyên Mỹ nói riêng.
Lễ hội Làng nghề truyền thống Phú Xuyên
Thời gian: 23/10- 26/10 Âm lịch: Lễ hội làng nghề truyền thống Phú Xuyên được tổ chức hằng năm từ ngày 23 đến 26/10 tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội nhằm mục đích tôn vinh tổ nghề và tri ân các bậc tiền nhân đã có công tạo dựng nghề và truyền nghề cho người dân trong huyện.
Biểu diễn múa rồng, rước kiệu vinh danh Tổ nghề tại lễ hội
Quan hệ xã hội
Các quan hệ xã hội tại Chuyên Mỹ còn khá mật thiết. Các dòng họ có nhà thờ họ, họ lâu đời là dòng họ Nguyễn Phú, thôn Ngọ. Có nghệ nhân ưu tú được nhà nước công nhận: Ông Nguyễn Đức Viết làm khảm trai thôn Ngọ.
Mối quan hệ cộng đồng trong làm nghề chặt chẽ, các công đoạn sản xuất liên quan đến nhau làm gắn bó thêm các quan hệ xã hội trong làng.