Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Nha Xá (Hà Nam) - ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DI SẢN LÀNG NHA XÁ

Làng Nha Xá nổi bật như một kiểu cấu trúc tiêu biểu của một ngôi làng ở vùng đồng bằng địa hình thấp Châu thổ sông Hồng, là làng có số lượng ao và mặt nước lớn, nhiều ao nhỏ bậc nhất trong các làng nghiên cứu. Đây là một đặc điểm tiêu biểu về cách sử dụng địa hình, đất đai có hiệu quả. Với vùng đất thấp, ao được đào để lấy đất tôn nền nhà, làm ao nuôi cá, trữ nước tưới rau màu. Tại Nha Xá có thêm nhu cầu cho  nghề làm cá bột nên nhiều ao nhà được mở rộng để nuôi cá giống. Từ đặc điểm này đã hình thành nên hệ thống ao hồ trải khắp làng, tạo nên giá trị mang tính văn hóa đặc sắc về tổ chức môi trường sống:

+ Là làng có môi trường tốt, vào làng luôn cảm thấy mát mẻ với hệ thống  cây xanh mặt nước phong phú.

+ Cảnh quan làng mang đặc trưng tiêu biểu của vùng  quê Hà Nam, các tổ hợp ao nước, cây ăn quả rủ bóng bên bờ ao, những con đường len lỏi giữa các ao tạo nên những hình ảnh đẹp, thân thuộc của làng quê.

+ Các hộ gia đình với hệ thống ao phong phú đã hình thành các tổ hợp Vườn – Ao – Chuồng (V-A-C) , nhà ở trở thành một tế bào sinh thái, có thể cung cấp phần lớn thức ăn cho gia đình ngay trong khuôn viên hộ, có sử dụng nước mưa hiệu quả. Rác, nước thải, phân được xử lý theo các chu trình sinh thái tự nhiên khép kín. Hệ sinh thái Hộ gia đình V-A-C chính là nét độc đáo của làng truyền thống mà thể hiện tại làng Nha Xá là rõ nét nhất.

+ Cấu trúc của làng cơ bản còn giữ nguyên các thành tố cổng làng, đình, chùa, một số nhà cổ. Kiến trúc cổng, đình là kiến trúc mới xây dựng sau 1954. Tuy nhiên Đình làng cũng có kiến trúc đặt biệt vì là đình được nhà nước xây dựng, có KTS thiết kế, kểu dáng thoát ra khỏi khuôn mẫu của kiểu đình khung gỗ truyền thống, khá hài hòa với tự nhiên. Kiểu đình này hầu như không có ở nơi khác.

+ Làng có thể cải tạo chỉnh trang theo hướng thiết lập Hạ tầng xanh, sinh thái. Bổ sung thêm các ao hồ sinh học hỗ trợ xử lý nước thải. Là mô hình tế bào sinh thái tiêu biểu trong môi trường cư trú.

Đây là những nét đặc trưng nổi bật cần được phục hồi, bảo tồn và làm các hình mẫu giới thiệu cho khách thăm quan du lịch.

Những thách thức:

Thách thức lớn nhất là việc đảm bảo môi trường nước ở các ao này, không để bị tù đọng, ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. Đồng thời do làng vẫn duy trì nghề dệt, có công đoạn nhuộm vải nên việc xử lý các chất thải của nghề là một yêu cầu bắt buộc. Rất cần xây dựng khu vực xử lý nước thải nghề dệt nhuộm.

PGS.TS. Phạm Hùng Cường
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332