Làng Nha Xá (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam) nằm trên bờ sông Hồng nặng đỏ phù sa. Trước đây, đồng ruộng Nha Xá không nhiều lại nằm ở vào vùng trũng quanh năm bão gió, úng ngập, không có lợi thế trồng trọt. Bởi vậy, người dân Nha Xá chủ yếu trong vào hai nghề truyền thống là: ươm cá bột và ươm tơ dệt lụa.
Nghề ươm tơ dệt lụa
Nghề dệt lụa Nha Xá có lịch sử lâu đời. Câu phương ngôn: “lụa Nha Xá, cá sông Lảnh” lưu truyền khắp nơi, bởi sản phẩm lụa nơi đây nổi tiếng đẹp và bền, còn cá trên sông Lảnh (khúc sông Hồng đoạn chảy qua đền Lảnh Giang, gần làng) vốn rất nhiều cá béo và ngon.
STT
Tên nghề
Sản phẩm tạo ra
Nghề truyền thống
Nghề mới
1
Dệt lụa
Lụa tơ tằm, đũi, lanh
X
1.1
Trồng dâu, nuôi tằm
Kén tơ
X
1.2
Ươm tơ, kéo tơ
Tơ sống (tơ nguyên liệu)
X
1.3
Dệt lụa
Lụa thành phẩm
X
1.4
Chuội – nhuộm
Chuội - Nhuộm, tạo màu sản phẩm lụa (công đoạn hoàn thiện)
X
Người được dân làng tôn thờ làm Thành hoàng làng là ông tổ dạy dân dệt lụa và bắt cá hương (cá giống) Nhân Huệ Vương - Phiêu kỳ Đại tướng quân Trần Khánh Dư. Trần Khánh Dư là một vị tướng lỗi lạc thời Trần, người đã có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông và đánh dẹp Chiêm Thành. Qua ngọc phả chùa Nha Xá và tư liệu Hán Nôm ở một số di tích trong vùng, thì sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược thắng lợi, ông đã đưa dân từ Vân Đồn (Quảng Ninh) về khai hoang lập ấp tại thong Dưỡng Hải, xã Duy Hải, huyện Duy Tiên ngày nay, sau đó ông về thôn Nha Xá cho dựng chùa và tu hành ở đấy.
Cuối đời, ông về ở tại vùng đất được phong thuộc xã Dương Hòa, lộ Lý Nhân (Hà Nam). Có lần du ngoạn trên sông Hồng, ông thấy bãi sông đẹp, đã lên xem và hướng dẫn dân Nha Xá vớt cá hương trên sông về nuôi và trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa... Tại đền Thượng (xã Duy Hải) và chùa Nha Xá – những nơi thờ Trần Khánh Dư – hiện còn câu đối với nội dung sau:
“Khai hoang địa, huấn nông tang, thiên niên sinh nghiệp
Dưỡng tế ngư, giáo chức bạch, vạn thế điền gia”
(Nghĩa là: “Mở đất hoang, dậy cầy cấy, ngàn năm (lấy đó) làm nghề sinh sống
Vào thế kỷ 17-18 nghề dệt lụa Nha Xá đã phát triển mạnh, có tiếng trong và ngoài nước. Theo tài liệu của công ty Đông Ấn – Hà Lan, từ năm 1644 đã có mua tơ tằm từ làng Nha Xá.
Nghề ươm tơ dệt lụa Nha Xá cho đến những năm đầu thế kỷ 20 vẫn chủ yếu làm bằng thủ công, sản xuất trong khuôn khổ gia đình, tự mua sắm khung dệt, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Mặt hang dệt ở Nha Xá gồm nhiều loại như: Săm, vặn, lượt, lụa, lính, xăng tum, đũi …. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là lụa và đũi Công cụ dệt lụa ở Nha Xá lúc bấy giờ còn đơn giản và chỉ đệt được khổ vải từ 35-40cm bằng hình thức thoi lao tay. Khung dệt thường có kích thước trung bình: dài 1,8m, rộng 0,8m, cao 1,6m làm bằng gỗ xoan hoặc tre.
Do điều kiện đất đai chật hẹp, hay bị ngập úng, nên từ trước đây nghề trồng dâu nuôi tằm ở Nha Xá không phát triển. Hằng năm, người thợ Nha Xá phải mua kén tằm từ nới khác về làm nguyên liệu sản xuất.
Khi mua kén phải lựa chọn tỉ mỉ, công phu: kén được xé làm đôi, lấy tơ nõn bên trong kèo dài ra, nếu không đứt thì ươm tơ mới tốt. Thời điểm ươm tơ được chọn vào khoảng tháng 9-11 Âm lịch, khi thời tiết có nắng hanh khô, nước sông Hồng xuống, theo kinh nghiệm thì cứ 11kg kén thu được 1kg tơ.
Đũi Nha Xá cũng được dệt bằng sợi tơ, nhưng được lấy từ kén tằm già, nhộng đã lột thành bướm cắn tổ chui ra (do để kén làm giống hay bị quá lứa) và những lõi kén đã kéo hết tơ nõn. Tuy nhiên, những nghệ nhân làng Nha Xá vẫn có cách xử lý tốt khâu kéo sợi mà đũi vẫn bền, đẹp, được nhiều người ưa dùng.
Vì làm thủ công, công cụ thô sơ, sản xuất quy mô nhỏ, nên trước một người thợ lành nghề thường chỉ dệt được 20 vuông lụa một ngày (1 vuông là chiều dài bằng với chiều ngang của khổ tấm lụa, khổ tấm lụa phụ thuộc vào từng khung dệt), thợ bình thường chỉ dệt được 10 vuông lụa mỗi ngày. Cả làng có khoảng 100 khung dệt (máy con cò), nên sản phẩm lụa Nha Xá chỉ bán tại làng hoặc các vùng lân cận, ít trao đổi rộng trên thị trường.
Khoảng những năm 1930 ông Lê Mộng Mơ sau khi được sang Pháp tham quan về đã thuê thợ từ Hà Đông về dựng khung dệt mới, nâng khổ rộng vải lên 80cm, nhưng vẫn bằng hình thức chân dận, tay guột. Sản xuất phát triển, sản phẩm lụa Nha Xá đã có mặt ở nhiều nơi như Hà Nội, Sài Gòn. Năm 1931, lụa Nha Xá đã dự hội chợ ở Phnômpênh (Campuchia). Năm 1938, dự hội chợ Huế. Năm 1935, đã có 6 nhà tư sản Nha Xá có cửa hàng bán lụa ở Sài Gòn, Hồng Kông... Cùng việc nhập nguyên liệu tơ tằm trong nước, Nha Xá còn nhập cả sợi tơ từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) và tơ Rê On (Nhật Bản). Năm 1939, nghề dệt, nghề cá đều thịnh vượng. Đây cũng là thời kỳ mà người dân Nha Xá được tiếp xúc với giới buôn bán để mở rộng tầm mắt. Đặc biệt sau này, nhà tư sản Bạch Thái Bưởi đã đánh giá nghề lụa Nha Xá có cơ hội phát triển, nên đã tìm cách tiếp cận với người dân nơi đây, cho tàu cập mạn đê hữu sông Hồng lấy hàng sang phương Tây.
Khung dệt cải tiến đầu thế kỷ 20, tại nhà trưng bày làng Nha Xá
Nhờ có nghề dệt lụa phát triển, kinh tế dân làng thịnh vượng. Làng đã xây đình thờ Trần Khánh Dư (do KTS Tạ Mỹ Duật thiết kế xây dựng) và nhiều gia đình trong làng thuê các kiến trúc sư Pháp, Việt thiết kế biệt thự. Trải qua sự tàn phá của chiến tranh và thời gian, đến nay làng vẫn còn một số ngôi biệt thự đẹp.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nghề dệt lụa bị mai một, chỉ còn một số ít gia đình tiếp tục sản xuất với sản lượng nhỏ. Hòa bình lập lại, nghề dệt dần được khôi phục. Ngày 2/9/1959, Nha Xá chính thức thành lập hợp tác xã dệt thủ công gồm 120 khung dệt. Hợp tác xã làm gia công cho Nhà nước, cả làng ăn gạo Nhà nước. Năm 1986, chuyển sang kinh tế thị trường, người dệt phải tự bươn chải và gặp không ít khó khăn từ tìm kiếm nguyên liệu đầu vào, trang bị máy móc, cũng như tìm thị trường tiêu thụ, nhưng dân làng vẫn cố giữ nghề.
Trải qua bao thời gian thăng trầm, đến nay làng dệt Nha Xá vẫn duy trì làng nghề để ngày càng làm đẹp cho đời, làm ấm lòng người trong và ngoài nước. Hiện nay làng dệt Nha Xá có 255 hộ, gần 800 nhân khẩu với khoảng 200 máy dệt. Nguyên liệu tơ chủ yếu được lấy từ thôn Từ Đài, xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên và nhập từ tỉnh Lâm Đồng.
Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, khung dệt được chia về từng gia đình. Năm 1993, làng dệt đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng lưới điện đến từng nhà. Có điện, làng dệt càng nhộn nhịp hơn, góp phần giải phóng sức lao động cơ bắp cho mọi người, tăng năng suất lên gấp đôi và mở rộng khổ vải, lụa từ 0,3-0,8 mét lên 1-1,2 mét.
Hiện nay, hợp tác xã Nha Xá có khoảng 500 xã viên, trong đó 90% hộ dân tham gia dệt, với trên 350 lao động chính và khoảng 200 máy dệt. Có những gia đình có 2 - 3 máy dệt trong nhà, những hộ này thường khép kín các công đoạn từ thu mua nguyên liệu đến bán thành phẩm. Những xưởng lớn có hàng chục máy dệt, những máy dệt lớn chuyên dệt những sản phẩm có chất lượng cao cung cấp cho các thị trường cao cấp trong và ngoài nước là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu sang Lào, Thái Lan...
Làng dệt Nha Xá đang từng bước hiện đại hóa các khâu sản xuất, bỏ dần nếp sản xuất thủ công. Các gia đình trước đây làm đủ các công đoạn, nay đã chuyển sang chuyên môn hóa. Hộ dệt chỉ có dệt, hộ nhuộm thì chuyên nhuộm. Chính vì vậy mà chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản lượng lớn hơn. Nhiều mặt hàng mới ra đời như hàng đũi, tơ se, hàng lụa hoa, hàng lanh..., chất lượng, mẫu mã sản phẩm tiếp tục được nâng cao. Từ Nha Xá, nghề dệt đã lan rộng sang nhiều vùng xung quanh như Lảnh Trì, Chuyên Ngoại, Hòa Mạc, Đồng Văn... và tạo việc làm cho hàng trăm gia đình.
Quá trình sản xuất truyền thống:
a. Trồng dâu, nuôi tằm
Tằm ưa khí hậu mát mẽ, thời gian thich hợp nuôi tằm vào mùa thu và mùa xuân. Vòng đời của con tằm từ khi nở đến khi nhả tơ, tạo két từ 23 – 25 ngày, chia thành 5 độ tuổi, trải qua bốn lần lột xác, tằm nhỏ được nuôi riêng và cho ăn lá dâu non, lá dâu là thức ăn chính của tằm và cũng là nguyên liệu để tằm tạo ra tơ.
Dâu thường được trồng trên những ruột đất phù sa màu mỡ và mỗi năm được đốn 2 lần để phát triển nhanh và khoẻ, đủ cung cấp lá cho các lứa tằm, việc hái lá dâu còn phải căn cứ vào tuổi lớn của tằm, bao giờ cũng hái từ trên ngọn xuống, tằm nhỏ hái lá non, tằm lớn hái lá bánh tẻ, cây dâu có sức sinh trưởng kì lạ, nếu hái hết lá trên cành thì sau một tuần cây lại mọc kín lá. Lá dâu cho tằm ăn phải là loại lá dâu sạch, không có mùi thuốc trừ sâu nhưng lại không được rửa nước.
Nuôi tằm (Nguồn: hoinongdan.org.vn)
Tằm ăn suốt ngày đêm, tằm ăn 4 ngày thì nằm yên không ăn nữa, gọi là tằm ngủ, tằm ngưng ăn dâu ít động đậy, đầu ngẩng cao. Sau 2 ngày ngủ, tằm sẽ lột xác và chuyển sang tuổi sau, tằm lên 5 là tằm ăn nhiều nhất để tích luỹ dinh dưỡng trước khi nhả tơ gọi là ăn rỗi, thời kì ăn rỗi lượng thức ăn tiêu thụ bằng 80% các tuổi khác. Sau khoảng 3 tuần tằm phát triển đến kích thước tối đa của nó, mình tròn, da căng bóng, trong suốt, tằm ngừng ăn, đó là lúc tằm chín, cơ thể nó chứa đầy chất lịch trong suốt, lúc này tằm có xu hướng ngoi đầu lên, bò đi tìm nơi thích hợp để làm tổ, sẵn sàng để nhả tơ, tạo kén.
b. Nhả tơ tạo kén
Tằm chín bắt tằm lên né để tằm nhả tơ tạo kén. Né là chiếc khung làm từ thân cây đay, gồm có 5 lớp, các thân cây đay được xếp tạo thành các ô hình chữ nhật thông thoáng. Tằm nhả tơ tạo két từ ngoài vào trong, đầu tiên là vài vòng tơ thô bao bọc bên ngoài để định hình tổ kén gọi là áo kén, trong vòng 4 ngày liên tiếp, con tằm xoay cơ thể theo chuyển động hình số 8 khoảng 300 ngàn lần liên tục, nhả thành sợ tơ dài gần 1km, quấn quanh mình tạo thành cái kén. Tơ thật chất chính là một loại sợi protein dạng lỏng, nhớt và trong suốt, được tiết ra từ tuyến nước bọt của tằm, khi tiếp xúc với không khí, chất lỏng này đong cứng lại, và tạo thành sợi tơ. Tằm chín tiết ra chất lỏng thứ 2 gọi là sericin, chính là một loại keo dính chặt hai nhánh tơ mảnh với nhau thành một sợi tơ. Sau khi nhả hết tơ, tằm kiệt sức nằm yên trong kén và hoá thành nhộng, lúc này có thể bắt đầu gỡ kén để đem đi ươm tơ.
c. Ươm tơ
Ươm tơ chính là việc kéo sợi tơ từ kén thành sợi tơ tằm, từ khi bắt tằm chín lên né khoảng 7 ngày sau, thì bắt đầu ươm tơ, trong khoảng 5 ngày phải ươm tơ hết các kén đã đóng, bởi nếu chậm tằm sẽ biến thành con ngài, ngài sẽ cắn kén chui ra, làm sợi tơ bị cắn đứt, không ươm được tơ nữa. Để ươm tơ, đầu tiên thả kén vào nồi nước sôi, đảo kén làm lớp keo sericin tan ra một phần, kén mềm, lớp áo kén ngoài bong ra thì mới tìm được mối tơ gốc để rút sợi tơ, khoảng 10 sợi tơ được người thơ ươm tơ kéo rút từ 10 cái kén chập lại với nhau thành một sợi chỉ tơ, tuỳ theo loại tơ lấy đầu lấy giữa hay lấy xác con nhộng mà người ta phân thành tơ nón, tơ nái, tơ đuối hay tơ gốc. Sợi chỉ tơ được quấn vào những con suốt giống như lõi ống chỉ xếp thẳng đứng thành hàng ngang rồi cho chạy vào những guồng tơ tròn bẳng gỗ nằm bắt ngang trên nồi nước sôi để cuộn thành các vỏ tơ sống rồi mang ra phơi nắng.
Sợi tơ tằm là một trong những loại sợi tự nhiên có độ chắc cao, về tính chất sợi tơ gần giống sợi len và tóc người, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mặt căt ngang sợi tơ có hình tam giác với các góc tròn nên ánh sáng có thể rọi vào ở nhiều góc độ khác nhau, giúp cho sợi tơ có vẻ óng ánh tự nhiên.
d. Xe sợi dệt lụa
Từ sợi tơ tằm tuỳ theo chất lượng tơ và cách xoắn sợi tơ sẽ có các loại tơ với chất lượng khác nhau, tuỳ vào số lượng sợi xe mà vải lụa sẽ điều chỉnh độ dày mỏng, tạo nên nhiều loại vải lụa phong phú với đủ độ mỏng, rủ, trong, bóng hay mềm cứng, óng ánh. Kiểu dệt cổ truyền của Viêt Nam là phối hợp pha trộn các loại sợi dọc và ngang để tạo ra những mặt hàng khác nhau.
Máy dệt lụa cải tiến khổ lớn do nghệ nhân trong làng lắp đặt
e. Chuội - Nhuộm:
Những vuôn lụa mới dệt xong gọi là lụa mộc, chỉ có màu trắng ngà của tơ, vẫn còn khô cứng vì còn keo sericin, qua công đoạn nhuộm màu, lụa sẽ có thêm nhiều sắc màu độc đáo. Trước khi nhuộm màu, lụa được ngâm trong nước nóng để làm sạch hết lớp keo bám trên lụa gọi là Chuội tơ.
Theo truyền thống, cách nhuộm vải của làng lụa Vạn Phúc, làng lụa Nha Xá, làng lụa Mã Châu là nhuộm bằng các nguyên liệu lấy từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây, các loại củ như củ nâu…
Ngày nay với kỹ thuật nhuộm hiên đại với phẩm màu công nghiệp đem lại cho lụa tơ tằm những máu sắc đa dạng, sắc nét và rực rỡ hơn, những kỹ thuật hiện đại như nhuộm màu sợi tơ trước khi dệt đã góp phần tạo nên các loại vải lụa tơ tằm với nhiều màu sắc, hoa văn độc đáo.
f. Phơi lụa:
Làng Nha Xá có hai hình thức làm khô vải sau khi nhuộm. Theo phương thức thủ công từ đời xưa, người thợ sẽ mang vải phơi dưới ánh nắng mặt trời. Khi đó, nước nhuộm sẽ se lại trong từng sợi tơ, tạo nên màu sắc bắt mắt.
Phơi lụa thô (chưa chuội, nhuộm) trước sân Hợp tác xã của làng
Bên cạnh đó, có xưởng sản xuất sử dụng hệ thống máy cán lụa, giản tiện khâu phơi cũng như những ngày thời tiết không thuận lợi, giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng cho thị trường.
g. Mô tả sản phẩm tạo ra
- Lụa trơn: Lụa lanh là lụa tơ tằm mịn, không có hoa văn
- Lụa hoa: Lụa hoa là lụa dệt có hoa văn. Hoa văn được các nghệ nhân sang tạo theo từng mẫu.
- Đũi: Đũi Nha Xá cũng được dệt bằng sợi tơ, nhưng được lấy từ kén tằm già, nhộng đã lột thành bướm cắn tổ chui ra (do để kén làm giống hay bị quá lứa) và những lõi kén đã kéo hết tơ nõn. Tuy nhiên, những nghệ nhân làng Nha Xá vẫn có cách xử lý tốt khâu kéo sợi mà đũi vẫn bền, đẹp, được nhiều người ưa dùng.
Một số mẫu khăn lụa trơn tại làng Nha Xá
Lụa hoa làng Nha Xá (Nguồn: luanhaxa.com.vn)
Mẫu khăn dệt bằng đũi (Nguồn: luanhaxa.com.vn)
Nhìn chung, hiện nay sản phẩm lụa thương mại của Nha Xá chưa đa dạng, chủ yếu là xuất bán dưới dạng lụa thành phẩm. Các mẫu hàng sẵn có tại các cửa hàng trong làng nghề là: vải lụa trơn và lụa hoa, khăn lụa, túi lụa, một số mặt hàng lưu niệm nhỏ khác...
Nghề ươm cá bột (Cá hương)
Làng Nha Xá (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam) nằm trên bờ sông Hồng nặng đỏ phù sa. Trước đây, đồng ruộng Nha Xá không nhiều lại nằm ở vào vùng trũng quanh năm bão gió, úng ngập, không có lợi thế trồng trọt. Bởi vậy, người dân Nha Xá chủ yếu trong vào hai nghề truyền thống là: ươm cá bột và ươm tơ dệt lụa.
Câu phương ngôn: “lụa Nha Xá, cá sông Lảnh” lưu truyền khắp nơi, bởi sản phẩm lụa nơi đây nổi tiếng đẹp và bền, còn cá trên sông Lảnh (khúc sông Hồng đoạn chảy qua đền Lảnh Giang, gần làng) vốn rất nhiều cá béo và ngon.
Toàn cảnh khu vực đền Lảnh Giang (thôn Lảnh Trì)
Người được dân làng tôn thờ làm Thành hoàng làng là ông tổ dạy dân dệt lụa và bắt cá hương (cá giống) Nhân Huệ Vương - Phiêu kỳ Đại tướng quân Trần Khánh Dư. Cuối đời, ông về ở tại vùng đất được phong thuộc xã Dương Hòa, lộ Lý Nhân (Hà Nam). Có lần du ngoạn trên sông Hồng, ông thấy bãi sông đẹp, đã lên xem và hướng dẫn dân Nha Xá vớt cá hương trên sông về nuôi và trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa... Tại đền Thượng (xã Duy Hải) và chùa Nha Xá – những nơi thờ Trần Khánh Dư – hiện còn câu đối với nội dung sau:
“Khai hoang địa, huấn nông tang, thiên niên sinh nghiệp
Dưỡng tế ngư, giáo chức bạch, vạn thế điền gia”
(Nghĩa là: “Mở đất hoang, dậy cầy cấy, ngàn năm (lấy đó) làm nghề sinh sống
Đến đầu thế kỷ 20, nguồn cá giống từ Nha Xá được ngươi dân trong làng đem bán khắp vùng, lên cả các vùng miền núi phía Bắc.
Tuy nhiên, hiện nay nghề này đã mai một hoàn toàn. Trong làng không còn hộ ươm nuôi cá giống tự nhiên trên sông Hồng.
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com
DI SẢN LÀNG VIỆT
Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com