Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Nhân Mục (Hải Phòng) - CÔNG TRÌNH DI SẢN TRUYỀN THỐNG LÀNG NHÂN MỤC

 

Vị trí di tích làng Nhân Mục

Sơ đồ vị trí di tích làng Nhân Mục

 

Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa

Xã có hai khu di tích lịch sử cấp quốc gia đó là Miếu - Chùa Cựu Điện và Đình - Chùa Nhân Mục.

Đình Đáy thuộc thôn Mai Sơn, diện tích 1.913m2, Chùa Đáy diện tích 4.348 m2 và Chùa Vạn Thắng có diện tích 1.992 m2.

Ngoài ra còn có các công trình đình, chùa, miếu khác nằm rải rác ở các khu trên địa bàn xã.

Trên địa bàn xã có một nhà thờ đạo ở khu Ái Quốc (thôn Cựu Điện) với diện tích 1650 m2.

Đài tưởng niệm liệt sĩ hiện đã được xây dựng khang trang, ở thôn Cựu Điện, có diện tích 2042 m2.

Đình Nhân Mục (xã Nhân Hòa)

Đình Nhân Mục là ngôi đình khá bề thế, được xây dựng từ thế kỷ XVII. Đình Nhân Mục không chỉ là nơi lưu giữ, bảo tồn những di vật nghệ thuật quí mà còn là trung tâm bảo lưu những sinh hoạt văn hoá cổ truyền tốt đẹp của dân tộc. Đình không những là nơi tôn thờ vị thành hoàng mà còn là nơi diễn ra các lễ hội của nhân dân địa phương. Ngày hội diễn ra từ mồng 10 đến hết ngày 22 tháng 3 âm lịch, trùng với lễ hội giỗ tổ Hùng Vương. Đình được Bộ Văn hoá thông tin quyết định công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 12 tháng 12 năm 1994. Đình Nhân Mục: có diện tích 4.350 m2.

 

 

Đình Nhân Mục 

Miếu Cựu Điện (xã Nhân Hòa)

Diện tích Miếu Cựu Điện là 4.273 m2

Theo thần tích, vị thành hoàng được thờ ở miếu Cựu Điện là ông An Tấn, quê Châu Ái (Thanh Hóa) có công cùng Lý Thường Kiệt và các tướng lĩnh khác phá Tống ở thế kỷ thứ XI. Hội lễ chính của miếu Cựu Điện tổ chức từ mùng 10 đến 12 tháng 3 Âm lịch. Đó là ngày mừng thắng trận, sau các nghi lễ đến các trò chơi như đánh cờ, đốt cây bông, đánh vật, hát chèo, múa lân. Đặc biệt có nghệ thuật múa rối nước, một hoạt động trung tâm, quan trọng trong mấy ngày hội.

 

 

Miếu Cựu Điện

Chùa Phúc Lâm (xã Nhân Hòa)

Chùa Phúc Lâm thuộc làng Cựu Điện, xã Nhân Hoà là ngôi chùa cổ có bề dày truyền thống lịch sử văn hoá đáng trân trọng và tự hào. Theo nguyên bản chữ Hán, chùa Cựu Điện có tên gọi là “Phúc Lâm Tự”. Chùa Phúc Lâm là địa chỉ đỏ về truyền thống cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của huyện; trong đó, những nhà sư trụ trì chùa là những nhà hoạt động cách mạng khi thì bí mật, lúc công khai.

Diện tích Chùa Cựu Điện là 3.379 m2, thuộc thôn Cựu Điện. Được cấp bằng Di tích văn hoá lịch sử văn hoá cấp thành phố năm 1977, Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1994.

Chùa Phúc Lâm

-  Đánh giá

Tài nguyên du lịch Nhân Bảo khá đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu vẫn là tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các khu di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, cách thức sinh hoạt, các loại hình nghệ thuật dân gian, công trình kiến trúc…

 

 Cảnh quan Quần thể Chùa và Miếu Cựu Điện

 

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332