Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Ninh Vân (Ninh Bình) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG NINH VÂN

 

 

Lịch sử phát triển nghề truyền thống

Khác với những làng đá nổi tiếng khác, nét độc đáo của làng đá Ninh Vân chính là ở các sản phẩm đá mỹ nghệ được chế tác hoành tráng trên các công trình lớn như: đình, chùa, lăng mộ, tượng đài, phù điêu... Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, xưa kia, nơi đây đã nổi tiếng với nghề làm tượng đá cho Kinh thành và đền chùa ở Hoa Lư, từ thời các vua Đinh (968 - 980), Tiền Lê (980 - 1009). Những người dân làng nghề cũng đã từng tới Thăng Long, theo Vua Lý Thái Tổ sinh cơ lập nghiệp, tạo nên những bức tượng đá, thành quách và chùa chiền từ thời Lý (1010 - 1225) qua thời Trần (1225 - 1400).

Tương truyền cụ Hoàng Sùng là người rất tài giỏi chế tác đá, cụ đã đến đây sinh sống lập nghiệp và truyền dạy nghề chạm khắc đá cho người dân địa phương. Vì có công lớn như vậy, cụ đã được nhân dân tôn vinh là tổ nghề và được phối thờ cùng các vị thành hoàng làng. Ở làng Hệ, Xuân Vũ cứ đến ngày 15-8 âm lịch, nhân dân lại tổ chức tế khai sơn và giỗ tổ nghề để tưởng nhớ người đã có công dạy dân làng nghề chạm khắc đá, đem lại một cuộc sống ấm no cho cư dân nơi đây.

Các loại sản phẩm truyền thống

Xưa kia, nghề đá chủ yếu chế tác ra những sản phẩm thông dụng như chậu cảnh, cối đá, tảng đá cổ bồng, những con giống làm cảnh. Ngày nay, nghệ nhân đá Ninh Vân có thể vừa sản xuất tại chỗ, kể cả sản phẩm có quy mô lớn, nặng tới nhiều tấn, vừa có thể chế tác lưu động tại bất kỳ nơi nào trong cả nước, với nhiều loại sản phẩm đá như: tượng thờ, tượng đài, tượng nghệ thuật, bể cảnh, thống đá, các con giống, tứ linh, lư hương, cây đèn, cột trụ...

Về loại hình sản phẩm của nghề đá ở Ninh Vân, có thể chia ra như sau:

1. Nhóm sản phẩm phục vụ sản xuất: những chiếc cối đá, xay, con lăn trục lúa…

2. Nhóm sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt

3. Nhóm sản phẩm chạm khắc đá mỹ nghệ

Các loại sản phẩm kế thừa, mới

Hiện nay nghề chế tác đá tại Ninh Vân đa dạng, nhưng tập trung nhiều vẫn là sản phẩm phục vụ cho các công trình tâm linh, tôn giáo và tín ngưỡng. Tại làng Ninh Vân cũng có một vài nhóm nghệ sỹ thường xuyên tổ chức các trại sáng tác đá, một số chủ doanh nghiệp có điều kiện đã tổ chức các chương trình này nhằm quy tụ các nghệ sỹ trên khắp mọi miền của tổ quốc đến tham gia và sáng tạo ra những công trình điêu khắc đá theo phong cách hiện đại.

 

Một tác phẩm điêu khắc tại trại sáng tác 2019 “Về với Đá” tại xưởng điêu khắc Lương Gia – Ninh Vân Ninh Bình (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

Sơ đồ sản xuất các sản phẩm truyền thống

 

Sơ đồ sản xuất các sản phẩm truyền thống (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

Có thể nói để làm được một sản phẩm đá mỹ nghệ tại làng Ninh Vân hoàn chỉnh thì cần rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều phải tuân thủ những nguyên tắc thực hiện nhất định. Quá trình làm đá mỹ nghệ truyền thống làng Ninh Vân nhìn chung có 3 công đoạn chính như sau:

   +  Giai đoạn 1: Chuẩn bị vật liệu

 

Các khối đá thô được mua về và chuẩn bị cho công đoạn xẻ thành khí (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

   +  Giai đoạn 2: Xử lý vật liệu

Đá khối sau khi được vận chuyển về làng thường được tập kết tại các không gian ven làng, nơi có các cơ sở chuyên pha chế các khối đá thành những cấu kiện đá thành khí phục vụ cho công tác tạo hình sản phẩm ở giai đoạn tiếp theo.

 

Giai đoạn gia xẻ thành khí các khối đá lớn sau khi nhập về, nguyên liệu hiện nay chủ yếu nhập từ Thanh Hoá (90% khối lượng nguyên liệu chế tác) (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

 

Giai đoạn sơ chế, định hình chi tiết kiến trúc, các cơ sở sản xuất sử dụng các trang thiết bị, máy móc chuyên dụng có quy mô nhỏ hơn thiết bị và máy móc của giai đoạn xẻ thành khí; giai đoạn này thường được kết hợp cùng trong không gian tổ chức thực hiện các giai đoạn kết tiếp của dây chuyền chế tác đá. (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

   +  Công đoạn 3: Tạo hình và hoàn thiện sản phẩm

Sau khi nguyên liệu đá đã được sơ chế và định hình kiến trúc, các nghệ nhân chế tác đá bắt đàu vào việc tạo ra sản phẩm thủ công truyền thống của làng mình. Đầu tiên, các nghệ nhân tiến hành vẽ hoạt tiết và mẫu hoa văn lên bề mặt các khối đá định hình. Công đoạn này đòi hỏi sự khéo tay của các nghệ nhân trong việc khai thác các mẫu chung của thể loại sản phẩm cũng như sáng tạo các mẫu hoa văn mới theo nhu cầu của xã hội hoặc đơn đặt hàng sản phẩm. Sau khi hoàn thành vẽ hoạ tiết hoa văn, nghệ nhân tiến hành chạm khắc các hoạ tiết hoa văn theo yêu cầu về hình khối (giai đoạn tạo tác). 

Thể hiện hoạ tiết hoa văn trang trí cho sản phẩm (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

 

Định hình thô hoạ tiết hoa văn sản phẩm (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

 

Giai đoạn đánh bóng sản phẩm (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332