Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng An Hạ (Thái Bình) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG AN HẠ

Lịch sử phát triển nghề truyền thống

Làng nghề dệt chiếu An Hạ là một trong những làng nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời. Cả những người dân sống tại đây cũng không biết nghề chiếu xuất hiện ở làng từ bao giờ và Tổ nghề là ai.
Qua tìm hiểu từ những người cao tuổi trong làng cũng như tìm hiểu về nghề dệt chiếu tại Thái Bình, thì nghề dệt chiếu đã có từ lâu đời, trước kia người dân dùng khung dệt đứng, Chiếu làm ra như vậy thì không được chắc và bên đẹp. Cho đến thế kỷ 10 – 11, trong một lần đi sứ nhà Minh, vị Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết dệt chiếu của người Quảng Tây, Trung Quốc. Đến khi trở về, ông đã truyền dạy lại kỹ thuật này cho dân làng Hới ở Hưng Hà, Thái Bình và sau đó người dân ở các làng khác, trong đó có An Hạ đã học hỏi được kỹ thuật dệt chiếu này để dệt nên những chiêc chiếu đẹp hơn, nghệ thuật hơn và nổi tiếng hơn cũng vì thế. Từ đó người dân trong vùng tôn ông làm Trạng Chiếu để ghi nhớ công lao của ông.
Sản phẩm chiếu cói của một hộ gia đình An Hạ
Phần lớn hoạt động nghề tại An Hạ hiện nay diễn ra ở quy mô hộ gia đình, làm việc đơn lẻ để tranh thủ lúc nông nhàn. Cả xã Nam Hải hiện chỉ có một xưởng sản xuất chiếu theo quy mô nhà xưởng, của gia đình anh Hoàng Văn Đỉnh.
 
Xưởng dệt chiếu theo hướng công nghiệp của anh Hoàng Văn Đỉnh
Sơ đồ hoạt động nghề
Dệt chiếu là công việc đòi hỏi sự khéo léo và nhất là lòng yêu nghề. Nghề dệt chiếu truyền thống của thôn được lưu giữ từ xưa đến nay, qua nhiều thế hệ. Khi dệt chiếu, từng động tác phải được kết hợp hài hòa giữa người lùa cói và ép cói.
Cói sau khi được thu hoạch sẽ dùng để làm chiếu. Để cho ra một chiếc chiếu hoàn thiện đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn, từ gặt cói, đem phơi, nhuộm màu cho tới dệt.
Sản phẩm chiếu cói An Hạ
Sản phẩm chiếu cói ở An Hạ có hai loại là chiếu trơn và chiếu hoa. Nếu như chiếu trơn được dệt từ cói trắng, mang chút gì đó mộc mạc và bình dị, thì quy trình làm chiếu hoa lại công phu hơn nhiều.
Người thợ làm chiếu phải nấu phẩm màu trong một thùng to rồi nhúng từng bó cói vào đó sao cho màu đều và phủ kín. Sau công đoạn nhuộm màu thì cói được đem đi phơi khô, tiếp đó mới được đem đi dệt.
Không gian hoạt động nghề
Dệt chiếu truyền thống ở An Hạ khá đơn giản, chỉ với một bộ khung gỗ là người thợ có thể dệt nên những chiếc chiếu chắc chắn, bền đẹp. Từ đó, không gian hoạt động nghề chủ yếu diễn ra trong khuôn viên gia đình, để tranh thủ những lúc nông nhàn người thợ có thể làm luôn mà không phải đi xa.
Không gian dệt chiếu tại một hộ gia đình
Ngoài ra, người dân thường sử dụng đường làng để làm không gian phơi cói, tạo nên một khung cảnh đường làng bình dị đậm chất nông thôn Việt Nam.
 
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM