Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Vạn Điểm (Nam Định) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG KIM SƠN

Lịch sử nghề truyền thống
Nam Định là một vùng đất văn hóa lâu đời, cái nôi sản sinh ra nhiều nghề thủ công truyền thống, trong đó nổi lên một làng nghề ít người biết: làng nghề đúc đồng truyền thống Vạn Điểm (hay còn gọi là khu A) thị trấn Lâm, huyện Ý Yên. Đây là một làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời về nghề đúc, nằm tại vị trí trung tâm của huyện Ý Yên, kế bên là làng nghề đúc cơ khí Tống Xá, xã Yên Xá.
Làng nghề đúc đồng nổi tiếng của huyện Ý Yên chính là làng Vạn Điểm, lịch sử hình thành làng nghề đúc đồng ở huyện Ý Yên mà cái nôi chính là làng Vạn Điểm, một ngôi làng trù phú nằm giữa trung tâm huyện. Theo các cụ cao niên tại làng nghề đúc đồng Vạn Điểm kể lại rằng: Ông tổ nghề đúc đồng mà người dân Vạn Điểm hiện thờ tại đình làng chính là Khổng Minh Không, người đã dạy cho dân làng nghề đúc sanh, nồi, mâm đồng và các vật dụng phục vụ cuộc sống sinh hoạt. Dần dần làng Vạn Điểm đã được khắp các nơi trong vùng biết đến với nghề đúc tinh xảo.
Nghề đúc đồng thời bấy giờ là một nghề khó kiếm sống, bởi lẽ đồng là thứ kim loại quý, giá thành tương đối cao mà nhân dân ta lúc bấy giờ đa phần là những nông dân nghèo. Thời xưa, chỉ có những gia đình quyền quý, quan lại địa chủ thì mới có những vật dụng, đồ dùng, đồ trang trí bằng đồng, vì thế, đối tượng phục vụ trong xã hội không nhiều, cuộc sống của nhân dân Vạn Điểm cũng khó khăn như chính nghề mưu sinh của họ.
Trải qua thời gian, nghề đúc đồng của làng Vạn Điểm cũng dần bị mai một bởi nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do không có đối tượng phục vụ, ngoài ra do đất nước ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh, trong chiến tranh thì kim loại, đồ đồng được thu gom để đúc vũ khí. Đứng trước tình thế đó, ông tổ nghề làng Vạn Điểm đã qua làng bên (làng Tống Xá) dạy cho họ cách đúc các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp: cày, cuốc, bừa… với loại hình sản phẩm mới này, chất liệu dễ kiếm, rẻ, phù hợp với người nông dân nên các sản phẩm của làng Tống Xá đã được đông đảo mọi người tìm đến mua, đặt hàng. Vì thế, đã có thời gian làng nghề Tống Xá được đông đảo mọi người biết đến mà lãng quên đi cái nôi của nghề đúc Vạn Điểm. Cũng từ đó, làng đúc đồng Vạn Điểm dần dần bị mai một, nhân dân trong làng phần bỏ đi làm nghề khác, phần thì sang làm thuê cho Tống Xá.
 
 
 
 
Sự ra đời của làng Tống Xá, Cổ Liêu và Vạn Điểm đã rõ cội nguồn, đều có chung một Ông Tổ dựng làng, với tên khai sinh là trang Kiến Hòa do hai Ông Tống Phúc Thành, Dương Vạn Hợp lập nên và đều có chung một Ông Tổ dạy nghề đúc kim loại là Không Lộ-Minh Không Nguyễn Chí Thành.
Đặc điểm nghề truyền thống
Làng Vạn Điểm – Thị Trấn Lâm có khu công nghiệp (KCN) tập trung rộng 11ha ở ngoài ranh giới khu vực dân cư. Trong đó, hầu hết doanh nghiệp sản xuất lớn trong làng đều được bố trí tại KCN tập trung, bên cạnh đó vẫn có hộ sản xuất nhỏ lẻ trong khuôn viên hoặc không gian sống của các hộ gia đình. Các hộ sản xuất lớn đều có cửa hàng trưng bày ở trên mặt phố tại các tuyến đường chính ở Thị Trấn Lâm. 
Quy trình sản xuất như sau:
-      Bước 1: Thu mua đồng (thu mua lẻ tại nhà máy sản xuất)
-      Bước 2: Làm mẫu (các doanh nghiệp sản xuất tổ chức làm mẫu bằng thạch cao hoặc đất sét, do các nghệ nhân, họa sĩ làm việc tại xưởng)
-     Bước 3: Làm khuôn theo mẫu (khuôn có cấu tạo lớp ngoài bằng đất sét, lớp trong bằng trấu)
-      Bước 4: Sấy đốt và nấu chảy đồng thành chất lỏng (1000 độ C)
-      Bước 5: Đổ đồng lỏng vào khuôn
-      Bước 6: Làm nguội đồng lỏng hoặc chờ nguội
-      Bước 7: Hoàn thiện bề mặt (khảm/lau màu…)
* Ghi chú: Các bước đúc đồng được thực hiện tại nhà xưởng hoặc các nhà máy sản xuất với các loại máy móc như: Cầu trục, lò bễ, máy hàn, tiện, khảm...
Các loại sản phẩm truyền thống
Bên cạnh những yếu tố về lịch sử hình thành, quá trình tồn tại và phát triển thì sản phẩm của làng nghề đúc đồng Vạn Điểm cũng có nhiều cách tân dựa trên những nét cổ truyền vốn có. Đúc tượng phật đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của làng nghề đúc đồng truyền thống Vạn Điểm. Nơi đây được biết đến như một cái nôi lớn của nghề đúc đồng ở nước ta với những sản phẩm độc đáo và tinh tế như: Tượng Phật tổ Như Lai nặng 35 tấn ở núi Non Nước (huyện Sóc Sơn, Hà Nội); là 3 pho tương Tam Thế nặng 50 tấn ở chùa Bái Đính (Ninh  Bình)
Ban đầu, người dân Vạn Điểm chỉ đúc những sản phẩm đồng phục vụ cho chính cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như đỉnh đồng, lư hương, các loại sanh, nồi hay mâm đồng loại nhỏ.
 
Các sản phẩm đúc đồng 
Trải qua thời gian, cùng với kinh nghiệm từ cha ông để lại, những nghệ nhân tài hoa, khéo léo của làng đã không ngừng học hỏi, tìm tòi và chế tác ra những bức tượng đồng cỡ lớn nặng hàng chục tấn nức tiếng cả nước. Đó là những bức tượng Phật tổ Như Lai nặng 35 tấn ở núi Non Nước (huyện Sóc Sơn, Hà Nội); là 3 pho tượng Tam Thế Phật nặng 50 tấn ở chùa Bái Đính (Ninh Bình) mà ngày nay du khách trong, ngoài nước vấn thấy…
 
Người thợ Vạn Điểm gia công hoàn thiện sản phẩm đồng
 
Nếu như ngày xưa làng nghề đúc đồng Vạn Điểm chỉ chú trọng sản xuất các vật dụng để phục vụ cuộc sống sinh hoạt thì ngày nay, các sản phẩm của làng nghề Vạn Điểm vô cùng đa dạng về mẫu mã, loại hình để bắt kịp nhu cầu của thời đại. Trong đó, có thể chia ra những loại hình chính như sau:
Đồ gia dụng: so với những sản phẩm hiện nay của ngành công nghiệp tạo ra các sản phẩm gia dụng của làng nghề Vạn Điểm không được nhiều người ưa chuộng bởi lẽ giá thành sản phẩm cao, mẫu mã không phong phú. Làng nghề đúc đồng Vạn Điểm vẫn đúc các loại xoong, nồi, chảo, thìa, dĩa, mâm…
Đồ mỹ nghệ: đồ đồng mỹ nghệ Vạn Điểm có thể chia ra thành các nhóm như: tranh, mặt trống đồng, chân để đồng hồ, đôi lục bình, mâm đồng trên có khắc họa tiết hoa văn… Với bàn tay khéo léo và óc sáng tạo không ngừng, biết kết hợp giữa nét đẹp cổ xưa và hiện đại, yếu tố “hồn” luôn được các nghệ nhân Vạn Điểm thổi vào từng sản phẩm để rồi người đến xem, mua hàng không khỏi trầm trồ khen ngợi cái tài, cái tình của họ gửi gắm trong đó. Nhìn vào các sản phẩm mỹ nghệ của làng nghề Vạn Điểm, ta như được hòa mình vào cõi tiên, nơi cuộc sống thanh nhàn mà bình dị hay mang đậm vẻ huyền thoại từ các tích truyện xưa được nghệ nhân khắc họa trên chất liệu kim loại nhưng không kém nét mềm mại, lôi cuốn.
Đồ thờ cúng: đây là mặt hàng chiếm số lượng lớn cùng với tượng chân dung, nhân vật lịch sử được bày bán ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm đúc đồng Vạn Điểm. Qua đó có thể thấy được đây là sản phẩm được nhiều khách hàng ưa thích. Đồ thờ cúng ở đây được chia ra làm hai loại: đồ thờ cúng trong gia đình và đồ thờ cúng tại các di tích như đình, chùa, lăng tẩm. Đối với mỗi gia đình Việt Nam, thờ cúng ông bà tổ tiên đã trở thành một tín ngưỡng tâm linh từ bao đời nay, là nét đẹp thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, vì thế trên ban thờ thường có bát hương, chân nến, lọ hoa hoặc có thêm đài nước, mâm bồng. Đối với mỗi gia đình, các vật đó có thể đầy đủ và được làm bằng các chất liệu khác nhau như gỗ, sành sứ. Có gia đình ưa đồ gỗ sơn son thếp vàng song những gia đình có kinh tế khá giả lại chuộng đồ đồng bởi vì màu sắc đẹp, chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng. Tùy vào giá thành mà mẫu mã, màu sắc có thể thay đổi tùy theo sự lựa chọn của khách hàng.
 
 
Đường nét tinh xảo của một sản phẩm đồng Vạn Điểm
Tượng: đây cũng là sản phẩm đúc mang thương hiệu cho làng Vạn Điểm, giúp các sản phẩm của làng có mặt ở hầu hết mọi nơi trong  và ngoài nước. Tượng ở đây chia thành nhiều loại, điển hình có thể kể đến: tượng trang trí và tượng thờ. Đó là tượng các anh hùng dân tộc: Lý Thái Tổ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay những bức tượng Phật… Ở những bức tượng này, với nghệ thuật hạ màu và có thể khảm thêm tam khí khiến những bức tượng trở nên có hồn và đầy xúc cảm chứ không đơn thuần chỉ là vật vô tri vô giác.
 
  
 
 
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332