Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Cự Đà (Hà Nội) - CÔNG TRÌNH DI SẢN TRUYỀN THỐNG LÀNG CỰ ĐÀ

Sơ đồ vị trí các di sản: Di tích, dấu ấn lịch sử văn hóa
Thống kê di sản kiến trúc: 
STT Tên di tích Vị trí Được xếp hạng
1 Đình làng Đầu làng
2 Miếu làng
3 Chùa Cự Đà Cấp Quốc Gia
4 Giếng làng Giữa làng
5 Cổng làng Cổng chính và các cổng ngõ phụ dẫn ra cánh đồng, vào các ngõ nhỏ
6 Nhà Việt cổ kiến trúc gỗ - 25 nhà trên 100 tuổi
7 Nhà cổ với kiến trúc Việt Pháp – 25 nhà
8 Nhà thọ từ
9 Nhà Hội đồng

Cấu trúc của ngôi làng được quy hoạch theo hình xương cá, được tính toán kĩ lưỡng về phong thuỷ. Từ đường làng lớn tỏa ra hàng chục con ngõ đâm ngang, hẹp, lát gạch đỏ. Cổng ngõ nào cũng chạy ra đến bờ sông với những thềm gạch vươn tận mép ước. Quy hoạch tự nhiên của làng đúng theo mô hình “nhất cận thị, nhì cận giang” điển hình cho làng Việt cổ vừa nông nghiệp, vừa thương mại. Dấu ấn thịnh vượng của làng được đắp nổi trên bệ cột cờ giữa làng niên đại năm 1929. Một nét đặc biệt nữa là ngay từ đầu thế kỷ 20, làng đã có điện thắp sáng. 
Trong làng, rất nhiều ngôi nhà đều theo phong cách phương Tây, hoặc có sự kết hợp giữa phong cách Đông Tây.
Ngoài những ngôi nhà, làng cổ Cự Đà còn có nhiều đình, chùa, miếu mạo đều là những di sản được xếp hạng di tích quốc gia.



Cấu trúc Làng, tuyến đường chính và các di tích.

Công trình kiến trúc có giá trị
Đình làng
Đình làng Cự đà (Đình Vật) thờ vị Thành Hoàng xuất thân là quan võ thời nhà Đinh. Đình có 2 phần cơ bản là nhà tiền tế có gian giữa thờ chính, tả ban và hữu ban thờ cận thần, phía trong là hậu cung. Đình gắn với truyền thuyết đây là nơi tuyển chọn binh lính trong thời kỳ dẹp loạn 12 sứ quân của vị tướng nhà Đinh. Hàng năm vào ngày 14 tháng giêng âm lịch có lễ hội Đại kỳ phúc tiến hành lễ rước Thành Hoàng Thông Phả Độ Đại vương. Cứ 5 năm 1 lần trong ngày hội lớn, tục đấu vật được biểu diễn lại ngay tại sân đình

Miếu làng Cự Đà
Ngoài những đặc điểm đặc trưng của miếu, ở đây còn có một bệ thờ trời đất gọi là Đàn xã tắc. Việc đàn xã tắc có mặt ở đây đã chứng tỏ lịch sử phát triển của làng gắn liền với cư dân làm nông nghiệp và thương nghiệp. Có nền học vấn khoa cử song cũng thạo buôn bán. Sở dĩ có nhận định như vậy thì mỗi lần tế cáo trời đất cần chuẩn bị lễ vật rất chu toàn đồng thời đòi hỏi người chủ tế phải văn hay chữ tốt. Nơi đây thờ vị thánh Trung thông.


   

   

Chùa:
Chùa Cự Đà hay còn gọi là Linh Minh Tự
Theo văn bia còn ghi lại, chùa Linh Minh nằm ở phía đông khu dân cư đô hội, phía tây long phượng chầu về, bên phải là miếu thờ Thành Hoàng, bên trái là từ đường họ Đinh, trước mặt là dòng sông Nhuệ uốn quanh, nơi thắng cảnh trong vùng, xứng đáng chốn danh lam. Ngôi chủa được xây dựng hơn 300 năm, đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa, xếp hạng di tích quốc gia năm 2000.



Nhà ở truyền thống: 
Làng Cự Đà là ngôi làng có khá nhiều ngôi nhà mang phong cách kiến trúc khác nhau. Bên cạnh những ngôi nhà làm bằng gỗ mang kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ là ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Việt- Trung và những ngôi nhà xây dựng bằng gạch có phong cách kiến trúc Pháp đặc sắc. Đây là một ngôi làng điển hình với nhiều loại hình kiến trúc khác nhau.
Trong tổng số 25 ngôi nhà cổ còn lại, bên cạnh những ngôi nhà mang kiến trúc truyền thống của nguời Việt có một ngôi nhà khá đặc biệt đó là ngôi nhà số 39 của ông Đinh Như Lai, xóm Chùa 3, đó là một ngôi nhà cổ chịu sự ảnh hưởng lớn của kiến trúc Trung Hoa.
Nhà trong làng được đánh số hệt như những ngôi nhà trên phố lớn
Danh sách nhà cổ có giá trị nổi bật
Số
TT HỌ TÊN CHỦ HỘ THÔN Thời gian xây dựng
Số gian Nhà để ở Nhà dùng làm từ đường, đền... Năm tu sửa
1 Ông Đinh Như Lai Xóm Chùa 3 Trc 1930 x
2 Trịnh Thế Sủng 1874 5 x
3 Đinh Như Lai 1888 x
4 Bà Đinh Thị Kim 1885 5 x
5 Vũ Đình Đán Cuối tk19 5 X
Một số hình ảnh nhà cổ có giá trị nổi bật


   



Cổng ngõ
Mỗi xóm lại có cổng riêng, đường đi lát gạch nghiêng, trước kia ban đêm được đóng lại bằng cánh cửa gỗ


Nhà Hội đồng, nhà thọ từ
Nhà Hội đồng được xây theo kiểu kiến trúc Pháp để người dân hội họp, quyết định những vấn đề chung của làng
Nhà thọ từ là nơi thể hiện sự tôn kính đối với các bậc cao tuổi
Không gian cảnh quan Cự Đà


Nhà cửa thường bố trí trên các vùng đất cao. Trong làng, đường làng ngõ xóm được bố trí như hình xương cá. Đường làng chính chạy men theo khúc quanh của con sông, các đường ngõ xóm trổ sang bên
Các di sản truyền thống khác
Bên cạnh các ngôi nhà cổ và vẻ đẹp của đình, chùa, ở làng Cự đà còn có những di sản vật thể sau đóng góp rất lớn vào nét đặc trưng cảnh quan làng:
Con cóc đá: Trên đường làng có 2 trụ đá, bên trên có con cóc đá. Trụ đá cao khoảng 1m, có dạng hình trụ, 4 mặt được khắc những văn tự cổ. Trên lưng con cóc đã có một chỗ lõm xuống to bằng cái đĩa đựng trầu.
Trụ đá con cóc bắt nguồn từ câu chuyện về thương gia giàu có tên là Trịnh Văn Cối hay cụ Hai Tiêu. Cụ được biết đến là một người rất phong kiến, đặc biệt sở hữu rất nhiều ruộng đất, vào khoảng 600 mẫu đất rượng, thuê nhiều nhân lực để cày cấy, mỗi năm tổ chức thu tô 1 lần. Trên lưng con cóc đà có một chỗ hõm xuống để thắp đèn dầu. Mỗi lần đèn được thắp lên chính là lúc vào mùa thu tô. Cái đèn đó chính là dấu hiệu để thuyền bè biết đã đến mùa thu tô, và nều thuyền bè trên sông Nhuệ đi vào đêm tối có thể nhận biết được.



- Cột đèn: Ở giữa làng xuất hiện 2 cột đèn rất cao. Theo như lời của người dân Cự đà, hai ngọn đèn này được dựng vào khoảng năm 1930 – thời kỳ phát triển thịnh vượng của làng. Vào năm 1930, trong làng có cụ Tư Đường lên lão 50. Cụ bàn với làng nên trồng cột điện đem điện khí về thắp sáng Cự đà. Cụ ra Hà nội mua đèn đúc bằng gang của Pháp thải bỏ từ phủ Toàn Quyền đem bán đấu giá. Cụ mua được 12 cái đem trồng rải rác từ nhà cụ đến chợ Đình Vật. Cứ 50m lại trồng 1 cột, nhìn rất đẹp, đúc gang mỹ thuật, trên có chao đèn tráng men trắng bóng loáng, chụp đèn bằng thủy tinh mờ. Sau đó cụ thuê máy phát điện của Tây nhà đèn Hà nội đưa về làng. Máy chạy bằng xăng nên nhà nào muốn có điện phải tự kéo dây và đóng tiền đổ xăng vào máy. Thời ấy chủ yếu là thắp sáng bóng đèn.
- Cột cờ: Một trong những biểu tượng khác cho sự giàu có của làng là Cột cờ được xây dựng từ năm 1929, rất hiếm cột cờ được xây dựng tại thời điểm đó
- Bến nước

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332