Vị trí
Làng Keo thuộc xã Duy Nhất nằm ở phía nam huyện Vũ Thư, cách thành phố Thái Bình khoảng 15km, xã có tổng diện tích theo địa giới hành chính là 954,665 ha toàn xã. Làng Keo là tên gọi Nôm của tập hợp lãnh thổ ba thôn Dũng Nhuệ, Dũng Nghĩa và Hành Dũng Nghĩa có diện tích khoảng 82,9 ha.
- Phía Bắc và Đông giáp xã Vũ Tiến
- Phía Nam giáp sông Hồng
- Phía Tây giáp xã Đức Long
Lịch sử phát triển
Theo tài liệu lịch sử chính thức của xã Duy Nhất thì lịch sử phát triển của làng Keo gắn liền với chùa Keo.
Người có công sáng lập chùa Keo là thiền sư Dương Không Lộ, người làng Giao Thủy sinh vào đầu thế kỷ thứ 11 thời nhà Lý. Năm 29 tuổi ông đi tu đến năm 44 tuổi (1059) tại chùa Hà Trạch cùng các sư Đạo Hạnh, Giác Hải kết bạn chuyên tâm nghiên cứu đạo thiền. Năm 1060 ba ông sang Tây Trúc tu luyện về đạo Phật. Năm 1061, thời vưa Lý Thánh Tông sư dựng chùa Nghiêm Quang – tiền thân của chùa Thần Quang ngày nay. Từ đó ông chu du khắp vùng rộng lớn của châu thổ sông Hồng để dựng chùa và truyền bá đạo Phật. Ông được suy tôn là vị tổ thứ 9 của phái thiền Việt Nam. Ông đã có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông và được vua phong cho làm Tuốc sư triều Lý. Ông mất ngày 3 tháng 6 năm Giáp Tuất 1094. Năm 1167 vua Lý Anh Tông xuống chiếu đổi tên chùa Nghiêm Quang thành chùa Thần Quang.
Năm 1611 do sông Hồng sạt lở, chùa bị bão lũ làm đổ, nửa làng Dũng Nhuệ phiêu dạt sang bên kia sông Hồng thành lập chùa Keo Hành Thiện (hay còn gọi là chùa Keo dưới thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định ngày nay). Thời đó có quan Tuấn Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng xin chúa Trịnh Giang cho vẽ kiểu vận động cả nước góp công, góp của xây dựng lại chùa. Qua 19 năm chuẩn bị đến năm 1632 chùa Keo được tái tạo và khánh thành và được gọi là chùa Keo trên tại xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) ngày nay.
Quận Công Hoàng Nhân Dũng là người quy tụ nhân dân lập cái làng mới (thời triều Nguyễn ngài còn được sắc phong làm thần). Nhân dân địa phương ở đây tôn sùng ngài là thành hoàng của làng và ngài được thờ là đức thánh ông trong chùa Keo. Quận Công Nguyễn Văn Dụ là người thiết kế vẽ nên ngôi chùa này, mối tương giao của chùa gắn liền với nhân dân từ thời đó nên có nhiều nét đẹp cũng như đời sống của người dân địa phương thời đó
Như vậy, lịch sử làng Keo gắn liền với sự hình thành của chùa Keo trên đã có bề dày lịch sử trên 400 năm cho đến nay.
CẤU TRÚC LÀNG KEO
Khu dân cư làng Keo có cấu trúc tổng thể thống nhất dễ nhận dạng với hình thái dài theo trục mặt nước kéo dài suốt chiều dọc làng với hướng chếch Tây Bắc – Đông Nam với các điểm nhấn quan trọng xác định ranh giới quan trọng là chùa Keo ở phía Bắc bên trong con đê phụ và con đê chính ngăn khu vực cư trú với sông Hồng. Khác với các làng khác sử dụng đường giao thông làm trục chính thì làng Keo lại sử dụng đường nước là trục chính của cả làng. Đường lớn tiếp cận vào làng sử dụng đường vành đai bao xung quanh. Trục không gian trung tâm mang ý nghĩa tâm linh nhiều hơn là chức năng tiếp cận giao thông.
Làng Keo nhìn từ trên cao (nhìn về phía sông Hồng hướng Nam)
Nhìn vào cấu trúc Làng Keo điểm nổi bật chính là trục nước chạy dọc làng hướng thẳng vào chùa Keo. Xét về mặt tạo hình không gian, mặt nước lớn trước mặt chùa tựa như một tấm gương lớn nhân đôi công trình, tạo nên vẻ bề thế của công trình. Ngoài ra, về mặt khí hậu, nước ta chủ yếu là khí hậu nhiệt đới, việc có mặt nước sẽ giúp điều hòa làm mát mẻ bầu không khí hơn.
Lối tiếp cận chủ yếu hiện nay của làng Keo là thông qua tuyến đường liên xã phía Tây ranh giới làng kết nối với tuyến đường liên huyện song song với con đê phụ ngăn giữa chùa Keo và khu vực dân cư. Từ tuyến đường liên xã này cắt ngang với đường trục chính của làng phân chia khu vực các thôn Dũng Nghĩa và Hành Dũng Nghĩa.
Hệ thống mặt nước được phân bố tập trung theo trục dọc làng với các ao có diện tích lớn và các ao nhà dân được phân bố rải rác trong tất cả các khu vực dân cư của làng. Khu vực đồng ruộng chủ yếu nằm ở phía Đông và Tây ranh giới làng. Phía Nam là đê sông Hồng và ngoài đê là một khu vực canh tác rộng lớn.
CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
Thống kê di sản kiến trúc
STT |
Tên di tích |
Vị trí |
Được xếp hạng |
1 |
Chùa Keo |
Đầu làng |
Di tích Quốc Gia đặc biệt |
2 |
Đình làng |
Xóm Hưng Đạo |
|
3 |
Miếu đầu làng |
Xóm Lê Lợi |
|
|
Nhà Cổ |
|
|
4 |
Nhà cụ Chuột |
Thôn Dũng Nghĩa |
|
5 |
Nhà cụ Hùng |
Thôn Hành Dũng Nghĩa |
|
6 |
Nhà cụ Vo |
Thôn Dũng Nhuệ |
|
Chùa Keo
Giới thiệu di tích
Chùa Keo được xây dựng vào năm 1632 có tên chữ là Thần Quang Tự và hiện còn tồn tại khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Theo sử sách ghi chép lại thì chùa Keo do một vị quan lớn thời Lê - Trịnh đứng ra khởi công xây dựng lại, đó là quận công Hoàng Nhân Dũng ở làng Tứ Quán, phủ Hải Thanh. Vì lúc bấy giờ đang có cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn nên chúa Trịnh chỉ cấp cho nhà chùa 100 cây gỗ lim, còn tất cả vật liệu khác đều do nhân dân tự đóng góp. Chính vì vậy, Hoàng Nhân Dũng đã phải mất 19 năm ròng đi vận động quyên góp (1611-1630), đến tháng 7-1630 ông đã mời được 42 hiệp thợ và khởi công công trình. Công trình xây dựng trong vòng 28 tháng thì hoàn thành, Chùa Keo đã được khánh thành tháng 11-1632.
Cảnh quan khu vực chùa Keo
3.2.2. Mô tả di tích
Chùa Keo Thái Bình là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê, hiện còn tồn khá nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu. Với quy mô kiến trúc cổ rộng lớn bậc nhất trong các kiến trúc chùa chiền ở Việt Nam, chùa Keo là một cụm công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Theo văn bia và địa bạ chùa Keo thì diện tích toàn khu kiến trúc rộng 28 mẫu (100.800m2), bề ngang dài gần 500 mét, chiều sâu khoảng 200 mét. Theo bản đồ địa chính xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư thì khu di tích chùa Keo hiện nay có diện tích 40.907,9m2, đường giao thông nội tự (đường rước kiệu) có diện tích 654 m2. Tổng diện tích 41.561,9m2.
Chùa Keo quay mặt hướng chính nam. Mặt bằng các công trình Chùa Keo được xây dựng cân đối theo lối kiến trúc đặc trưng “nội nhị công, ngoại nhất quốc”. Nếu tính Tam quan ngoại là kiến trúc điểm đầu và Gác chuông phía sau chùa là điểm cuối, thì hai điểm này nằm trên một đường thẳng theo hướng Bắc - Nam, gọi là đường thần đạo. Gác chuông có dụng ý đặt ở phía sau là để đối trọng với phong thủy đằng trước là có đê chắn thì đằng sau phải có 1 cái gì đó cao hơn cái đê để có sự vững chắc. Mặt bằng tổng thể chùa Keo được thiết kế quan tâm đặc biệt đến yếu tố phong thủy âm dương, cạnh các chuông khu đền thánh là có 1 cái giếng, trên gác chuông là dương, dưới gác chuông là âm, âm dương có đối đãi thì mới thuận lợi cho mọi việc
Được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ (gỗ lim), chùa Keo còn được xem là công trình nghệ thuật lớn nhất với hơn một trăm gian lớn nhỏ khác nhau. Nói về số gian và số công trình, có nhiều nghiên cứu đưa ra những số liệu khác nhau. Song theo ông Đoàn Ngọc Hân - Trưởng ban Quản lý di tích, Sở VHTT và DL: thực tế từ năm 1985 đến 1995 các công trình kiến trúc chính của chùa Keo không có sự thay đổi, các tác giả đưa ra số toà, số gian khác nhau là do cách kiểm đếm và xác định số toà, số gian của các công trình phụ trợ mà thôi. Qua nghiên cứu văn bia, kế thừa các nghiên cứu trước và thực tế tại di tích, ông Hân cho rằng hiện tại chùa Keo còn tồn nguyên vẹn 12 tòa,102 gian là công trình kiến trúc chính. Ngoài ra có 4 toà, 24 gian của các công trình kiến trúc phụ trợ, tổng số là 16 toà, 126 gian.
Các công trình kiến trúc chính của chùa Keo gồm: Tam quan ngoại, Tam quan nội, Chùa Phật, Toà chùa Ông Hộ, Toà ống muống, Toà Tam bảo, Đền Thánh, Toà Giá roi, Toà Thiêu hương, Toà Phụ quốc, Toà Thượng Điện và cuối cùng là Gác chuông. Các công trình kiến trúc phụ trợ khác tại Chùa Keo gồm có khu tăng xá, trong đó có nhà tăng xá, hai nhà khách ở phía đông và phía tây của nhà tăng xá; nhà của ban quản lý Chùa Keo.
Chùa Keo là nơi thờ Phật như bao ngôi chùa khác ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhưng do quá trình hình thành và phát triển lịch sử làng xã cũng như việc xây dựng, chùa Keo Thái Bình có những đặc điểm riêng nên việc thờ tự của chùa Keo ngoài thờ Phật còn có thờ Thánh (tiền Phật, hậu Thánh) và phối thờ một số người có công trong việc xây dựng chùa Keo. Vị thánh được thờ là thánh tổ Dương Không Lộ, một nhà sư thời Lý có hiểu biết sâu sắc về Phật học. Ông được thờ như một vị tổ sư, song Dương Không Lộ còn được thờ như một vị Thành hoàng của làng Dũng Nhuệ xưa.
Thánh tổ Dương Không Lộ thường tu hành ờ chùa làng Keo và được cho là người xây dựng lên ngôi chùa đầu tiên của làng có tên là Nghiêm Quang Tự. Sau khi sư Không Lộ tịnh thì chùa được đổi tên là chùa Thần Quang. Do vậy năm 1632 chùa Keo được xây dựng lại tại đất tả ngạn sông Hồng, chùa Keo Thái Bình vẫn thờ vị tổ sư thời Lý là Dương Không Lộ.
Tháng 9-2012 chùa Keo được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.
3.3. Đình làng Keo
3.3.1. Giới thiệu di tích
Đình làng Keo là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng nằm ở rìa làng phía Tây Bắc khu vực dân cư, cách chùa Keo con đê tả Hồng. Đình làng Keo thờ quận công Hoàng nhân Dũng là người có công đứng lên vận động thành lập lại chùa Keo Thái Bình vào đầu thế kỷ thứ 17.
Cảnh quan khu vực đình làng Keo
Mô tả di tích
Đình làng Keo hiện nay được phục dựng lại chưa lâu trên nền đất đình cũ với kết cấu gạch và mái ngói truyền thống. Hiện tại tổ hợp kiến trúc và cảnh quan đình làng Keo vẫn đang trong quá trình hoàn thiện xây dựng.
Miếu đầu làng
Thờ các vị có công với thôn, xóm. Miếu được đặt ở vị trí phía khu vực dân cư bên cạnh mương nước bao quanh làng Keo. Xung quanh miếu là tổ hợp cây xanh như bồ đề, đại, các loại hoa cùng với một sân rộng là một không gian công cộng quan trọng với đời sống tinh thần của người dân.
3.4. Nhà cổ - nhà cụ Đặng Văn Hùng (thôn Hành Dũng Nghĩa)
Nhà truyền thống trong làng không còn nhiều. Nhóm khảo sát đã tiếp cận và đo vẽ ghi lại được 3 nhà có kết cấu khung gỗ còn lại trong làng.
3.5. Nhà cổ - nhà cụ Hoàng Thị Vo (thôn Dũng Nhuệ)
3.6. Nhà cổ - nhà cụ Nguyễn Thị Chuột (thôn Dũng Nghĩa)
DI SẢN LÀNG VIỆT
Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com
Mobile: 0913542332