Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc) - GIỚI THIỆU CHUNG LÀNG VĨNH SƠN

 
          Vị trí
          Vĩnh Sơn là một xã trực thuộc và nằm khu trung tâm của huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, cách trung tâm huyện khoảng 4,0km. Ranh giới cụ thể như sau:
          - Phía Bắc giáp xã Đại Đồng.
          - Phía Đông giáp xã Bình Dương.
          - Phía Tây giáp xã Thổ Tang.
          - Phía Nam giáp xã Vũ Di và xã Thượng Trưng.
          Diện tích tự nhiên của toàn xã là: 327,34 ha.
 
          Lịch sử phát triển làng
          Trong suốt chiều dài gắn với lịch sử dân tộc, xã Vĩnh Sơn đã nhiều lần thay đổi tên gọi, địa giới hành chính. Vùng đất Vĩnh Sơn xưa còn gọi là Sơn Tang. Thời Bắc thuộc, Sơn Tang thuộc đất Mê Linh. Thời nhà Trần, Sơn Tang thuộc lộ Tam Đài. Thời thuộc Minh, đất Sơn Tang thuộc châu Tam Đài, lộ Đông Đô. Thời nhà Lê, vùng đất Sơn Tang thuộc Phong Châu, phủ Tam Đài, trấn Sơn Tây. Thời nhà Nguyễn, phủ Tam Đài đổi thành phủ Tam Đa, Năm Minh Mạng thứ ba (1822), phủ Tam Đa đổi thành Phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây, Sơn Tang thuộc phủ Vĩnh Tường.
          Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Quốc Hội và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra chủ trương các tỉnh đều xóa bỏ cấp tổng, đồng thời các làng, xã nhỏ hợp nhất thành xã lớn, bỏ tên phủ gọi tên huyện, ngày 15/6/1946 xã Sơn Tang và xã Phương Viên hợp nhất thành xã Đức Thắng, ngày 05/5/1955 cấp trên cho tách Thổ Tang  với xã Phương Viên thành xã Thái Học; Sơn Tang Tách ra thành xã Vĩnh Sơn. Tên xã Vĩnh Sơn được giữ nguyên cho đến ngày nay.
 
          Cơ cấu làng, xã, thôn
 
 
          Hiện nay toàn xã có 5 thôn được được tập trung thành một cụm tập trung như sau:
Thôn 1 nằm phía bắc khu trung tâm xã, phía bắc giáp khu đồng Dộc Sau Nha, phía Đông giáp thôn 2, phía Tây và Nam giáp thôn 4.
Thôn 2 nằm phía Đông Bắc khu trung tâm xã, phía Bắc giáp đồng Dộc Sau Nha, phía Đông giáp khu đồng Rau Xanh, phía Nam giáp thôn 3 và phía Tây giáp thôn 1.
Thôn 3 nằm phía Tây Nam khu trung tâm xã, phía Bắc giáp thôn 2 và chạy dọc theo đường huyện lộ Thổ Tang -Vĩnh Sơn - Bình Dương, phía Đông giáp đồng Cây Mướp, phía Nam giáp hệ thống ao hồ nuôi trồng thủy sản thuộc đồng Xóm Cum, phía Tây giáp thôn 5.
Thôn 4 nằm phía Tây và Tây Bắc khu trung tâm xã, phía Bắc giáp khu đồng Chăn Nuôi và trường THCS, phía Đông giáp thôn 1, phía Nam giáp thôn 5 và phía Tây giáp khu làng nghề rắn và thị trấn Thổ Tang.
          Việc phân bố dân cư tập trung tại một điểm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hạ tầng phục vụ dân sinh nhưng lại gây khó khăn cho quy hoạch phát triển các khu vực đất ở mới, cho từng thôn trong tương lai gây quá tải về mật độ xây dựng.
Khu trung tâm: Hiện nay khu trung tâm xã nằm trên đất thôn 4, phía Bắc giáp khu dân cư thôn 1, phía Đông giáp khu dân cư thôn 3, phía Nam giáp khu dân cư thôn 5, phía Tây giáp khu dân cư thôn 5. 
 

Bản đồ vệ tinh làng Vĩnh Sơn

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332