Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Các làng cổ ở Trường Yên (Ninh Bình) - DI SẢN PHI VẬT THỂ LÀNG CỔ TRƯỜNG YÊN

 

 

Lễ hội và nghệ thuật biểu diễn

Lễ hội Hoa Lư: 

Là lễ hội đã có lịch sử lâu đời, phản ánh đậm nét, sinh động về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của đức vua Đinh Tiên Hoàng và lịch sử Việt Nam qua ba triều đại Đinh, Lê, Lý. 

Lễ hội truyền thống Hoa Lư có quy mô lớn nhất vào những năm có số hàng đơn vị là 8 vì gắn với sự kiện Đinh Bộ Lĩnh đăng quang Hoàng đế và lập đô ở Hoa Lư. Lễ hội được mở vào mùa xuân, có thể vào ngày sinh của Đinh Bộ Lĩnh (15/2 âm lịch), hoặc đầu tháng 3 bắt đầu từ 6/3 đến 10/3 âm lịch (Tương truyền, ngày 10/3 là ngày Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, ngày 8/3 là ngày mất của vua Lê Đại Hành).

Nhắc đến lễ hội Hoa Lư ở phủ Trường Yên xưa dân gian có câu:

"Ai là con cháu rồng tiên

Tháng Ba mở hội Trường Yên thì về".

Ẩm thực, sản vật đặc thù: Là yếu tố quan trọng (Chợ, phỏng vấn)

Thịt dê núi:

Vùng núi Trường yên, huyện Hoa Lư có lợi thế nhiều núi đá vôi, từ bao đời nay người dân đã nuôi dê để phát triển kinh tế. Dê sống trên núi, ăn nhiều loại cây, cỏ tự nhiên, thịt dê thơm mùi thảo dược và đậm đà hương vị núi đá. 

Cơm cháy:

Gạo vo sạch, cho vào nồi và nấu chín. Gạo để nấu cơm được lựa chọn kĩ càng và từ những loại gạo dẻo, đặc biệt là gạo tám thơm, gạo nếp cái hoa vàng. Cơm cháy có màu vàng nhạt của gạo chiên giòn, khi ăn có vị thơm ngon của hạt gạo, vị ngậy của ruốc, bùi béo mà không ngán, thích hợp cho mọi lứa tuổi. 

Các phong tục, tập quán tiêu biểu 

Lễ hội lớn nhất hàng năm của Trường Yên là lễ hội Hoa Lư diễn ra vào tháng 3 Âm lịch.

Trong phần lễ gồm có: Lễ mở cửa đền, Lễ rước nước, Lễ dâng hương, Lễ rước lửa, Lễ mộc dục, Lễ tiến phẩm, Lễ rước kiệu, Lễ hội hoa đăng.

 

Người dân từ khắp nơi đổ về cố đô Hoa Lư trảy hội

 

 

Người dân dâng lễ vật để cung tiến các vua, những người khai sinh ra vùng đất Hoa Lư lịch sử.

- Lễ mộc dục:

Lễ mộc dục là lễ tắm tượng thần. Lễ này thường được tiến hành vào nửa đêm hôm trước ngày khai hội. 

- Lễ mở cửa đền:

Lễ mở cửa đền được diễn ra ở 2 đền Vua Đinh Tiên Hoàng và đền Vua Lê Đại Hành trước thời gian diễn ra lễ hội 1 ngày..

- Lễ rước nước:

Lễ rước nước được bắt đầu từ 5-6 giờ sáng, Đoàn người khởi hành từ đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đến bến sông Hoàng Long thì dừng lại lấy nước vào ché đem về đền. Cuộc rước được chuẩn bị khá công phu. Trước ngày khai hội, ở sông Hoàng Long chọn một cây tre lớn. Trên ngọn tre có treo một dải phướn màu vàng, ghi lời chú. Nội dung những lời chú đại lược là Thần dân, con cháu trăm họ luôn nhớ ơn rồng vàng ở sông này đã cứu giúp vị Hoàng Đế nhà Đinh; Cầu mong thần sông giữ cho dòng nước mát hiền hoà, phù trợ cho dân tránh mọi điều ác dữ.

- Lễ rước lửa:

Đây là một nghi thức thực hiện ở 2 đền thờ Vua Đinh, hành trình khởi đầu từ nơi ông sinh ra và kết thúc tại nơi ông lên ngôi Hoàng đế, thể hiện sự kết nối giữa mạch nguồn tuổi thơ của vị anh hùng dân tộc đến khi trưởng thành lập lên sự nghiệp thống nhất giang sơn.

- Lễ tế chính:

Lễ tế được tiến hành ở cả đền vua Đinh và vua Lê với nội dung ca ngợi công đức của hai vị vua, sen kẽ đó du khách vào thắp hương tưởng niệm. Tham gia lễ tế có nhiều đoàn trong vùng và cả những nơi khác có đền thờ 2 Vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành cũng rước kiệu về dự lễ.

- Lễ tiến phẩm:

Lễ tiến phẩm, hay lễ dâng đồ cúng ở Lễ hội Trường Yên được thực hiện lồng ghép cùng lễ tế của các đoàn. Ngoài ra còn có phần thi mâm ngũ quả tiến vua chọn ra những mâm ngũ quả xuất sắc tiến dâng trong các đền

- Lễ rước kiệu:

Lễ rước kiệu được tổ chức từ các di tích thời Đinh - Tiền Lê trong vùng về tới cố đô Hoa Lư để tham dự lễ hội Trường Yên.

- Lễ hội hoa đăng:

Hoa đăng có nghĩa là đèn hoa. Lễ hội Hoa đăng là lễ hội thắp đèn được trang trí bằng những chiếc đèn hoa. Lễ hội Hoa đăng nhằm mục đích tôn vinh những giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và văn hóa của người cố đô vào những ngày lễ lớn.

Ca dao, tục ngữ, câu chuyện truyền miệng về lịch sử phát triển

Là một làng xã truyền thống có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, người Trường Yên có nhiều câu ca dao đã trở thành quen thuộc nói về các hoạt động lễ hội. Tất cả các thơ và ca dao đều toát lên tình cảm yêu mến và tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương. 

“Dù ai buôn đâu, bán đâu, 

Nhớ ngày mở hội rủ nhau mà về.

Dù ai bận rộn trăm nghề, 

Tháng hai mở hội thì về Trường Yên”

Hoặc

“Ai là con cháu Rồng Tiên

Tháng Ba mở hội Trường Yên thì về”

Hay thành ngữ: “Trai Trung Trữ, nữ Trường Yên”

Văn bản cổ, thư tịch, sắc phong, ghi chép trên bia đá, chữ trên cổng nhà, cổng làng (nếu có yếu tố đặc sắc) 

Theo ghi nhận ở Trường Yên, mảnh đất cố đô vẫn còn lưu giữ rất nhiều văn bản cổ, ghi chép trên bia đá đặc biệt là ở đền vua Đinh đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc gỗ từ thế kỉ 17

 

 

Với những chuỗi giá trị phong phú về nhiều mặt mà Trường Yên đã tích lũy trong nhiều thế kỷ và cùng với sự thuận lợi về vị trí địa lý thì Trường Yên đang và sẽ có thể phát triển và quảng bá các sản phẩm du lịch của mình. Một trong những điều kiện quan trọng nhất là có định hướng phù hợp với mong muốn của người dân mà không làm phá vỡ bản sắc vốn có của vùng đất Cố Đô.
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332