Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Bảo Hà (Hải Phòng) - CÔNG TRÌNH DI SẢN TRUYỀN THỐNG LÀNG BẢO HÀ

Miếu Bảo Hà 
Miếu Bảo Hà Nằm ở trung tâm của làng, là điểm ghé thăm đầu tiên khi du khách đến với Bảo Hà, một ngôi miếu đã có tuổi lên tới vài trăm năm. Miếu này còn có tên gọi là miếu Ba Xã vì trước đây, Linh Động là một xã, sau phát triển thành hai xã là Linh Động và Hà Cầu, lại thêm thôn Mai Yên. Đến đời Đồng Khánh (1886 – 1888), Linh Động đổi thành Bảo Động, sau này Bảo Động nhập với Hà Cầu gọi là Bảo Hà. Miếu Bảo Hà là nơi thờ chung của ba làng Bảo Động, Bảo Hà và Mai Yên, là trung tâm tín ngưỡng chung cho cả 3 xã này. Năm 1951, ngôi miếu cổ bị giặc Pháp đốt phá, đến năm 2003 miếu được nhân dân xây dựng lại theo lối cổ truyền.

Cổng Miếu Cảnh quan khuôn viên Miếu

Gian thờ chính với tượng Thánh Linh Lang và bộ tượng quý ở Miếu Bảo Hà
Chùa Bảo Hà
Chùa Bảo Hà nằm cách UBND xã Đồng Minh khoảng 500m, tên chữ là Linh Mưỡu tự, nhân dân thường gọi là chùa Mưỡu. Theo truyền ngôn, chùa được xây dựng vào thế kỉ XIII, niên hiệu Hưng Long thứ 6, đời vua Trần Anh Tông. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chùa là nơi hoạt động bí mật của một số cán bộ huyện ủy Vĩnh Bảo, Ty bưu điện Hải Kiến. 
Chùa được xây dựng trên khu đất biệt lập giữa cánh đồng, có diện tích ba mẫu Bắc Bộ, quay về hướng đông nam. Cổng tam quan ba tầng uy nghi, đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt uốn lượn mềm mại, dáng vẻ thanh thoát. Chùa kiến trúc theo kiểu “tả thất hữu đinh”, bên phải bố cục hình chữ đinh, là tòa nhà Phật điện với ba gian hậu cung, năm gian tiền đường. Bên trái là nhà thờ tổ gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. Trước kia, gần nhà Phật điện còn có một gác chuông xây theo kiểu “chồng diềm”, cao trên chục mét. Trên cao gác chuông có treo quả chuông đồng được đúc dưới thời vua Minh Mạng, cách nay trên hai trăm năm. Chuông chùa ngân xa, góp phần “làm vui thêm miền quê bên dòng sông Hóa”. Tuy nhiên trong kháng chiến chống Pháp, tháp chuông đã bị dỡ nên không còn nữa. 


 
Chùa Bảo Hà
Tấm bia đá cổ trước cửa chùa:
Hiện chùa cũng còn lưu giữ tấm bia đá đời Nguyễn (năm Thịnh Đức 1651) được tạc cả bốn mặt, ghi lại lịch sử chùa từ ngày khởi dựng. Tấm bia đá hiện nay vẫn còn nhìn khá rõ chữ khắc, là bảo vật đang được gìn giữ tại chùa, đồng thời là nguồn tư liệu quý,có giá trị nghiên cứu lịch sử địa phương.
 
 
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332