Cấu trúc làng hiện nay
Hình thái tổng thể
Hiện trạng hình thái cấu trúc làng Cổ Am
Khu dân cư xã Cổ Am có một cấu trúc thống nhất, gắn liền cả xã thành một làng.
Về thuật ngữ người dân gọi chung khu vực cư trú của xã Cổ Am là làng Cổ Am, ranh giới làng truyền thống không thay đổi nhiều, riêng các các thôn quy mô nhỏ, có sự điều chỉnh tách nhập qua nhiều lần.
Làng Cổ Am dài 2 km từ Đông sang Tây, nằm trên dải cát cổ, cao, chạy dọc tả ngạn sông Hóa cách nơi sông Thái Bình và sông Hóa giao nhau khoảng 4km
Nhìn tổng thể xã Cổ Am có dạng cấu trúc phân nhánh cành cây, có một trục đường chính chạy từ Bắc xuống Nam và một tuyến chạy từ Tây sang Đông (chếch Tây Nam - Đông Bắc) kết nối với xã Tam Cường và xã Vĩnh Tiến, trục chính này giao với tuyến Bắc - Nam thành ngã 4 ở khu vực giữa làng, nơi có các hoạt động buôn bán thương mại. Từ trục đường chính của xã phân chia thành các thôn và xóm. Các trục chính thôn nhỏ và ngắn, các đường xóm ít nối trực tiếp với nhau, hầu hết qua trục chính của làng.
Lối vào chính của xã từ phía Bắc, từ đường Tỉnh lộ 354 đi Tam Cương.
Địa hình làng nằm trên các gò đất cao hơn đồng ruộng xung quanh. Phía Bắc và nam của làng được bao bọc bởi đồng ruộng.
Lối vào và trục giao thông chính
Làng Cổ Am có 4 lối vào:
- Lối vào từ phía Bắc, đi quốc lộ 37, qua khu trung tâm hành chính Xã Cổ Am. Là lối vào chính của làng Cổ Am
- Lối vào từ phía Nam, đi quốc lộ 37, từ Thái Bình, qua sông Hóa, tới khu vực cánh đồng chính của làng
- Lối vào từ phía Tây, giáp Xã Tam Cường, qua khu vực Chùa Thiên Hương Tự thuộc Cổ Am và Đình Đông Am thuộc Tam Cường.
- Lối vào từ phía Đông, giáp Xã Vĩnh Tiến, từ trục đường liên xã, qua thôn 5 vào trục chính của làng Cổ Am
Hiện làng Cổ Am không còn cổng làng.
Đường trục chính của làng rộng từ 5 – 7m, 2 làn xe ô tô đi lại thuận tiên. Các đường trong thôn rộng từ 2 – 3m.
Sơ đồ giao thông, mặt nước làng Cổ Am
Không gian Trung tâm xã, thôn
Làng Cổ Am có 3 khu vực trung tâm chính, tập trung các công trình công cộng, tôn giáo tín ngưỡng:
- Trung tâm hành chính xã: Nằm trên lối vào chính của làng từ phía Bắc, trên quốc lộ 37, đối diện với Miếu Tràng Linh Tự (Miếu Cây Sanh)
- Trung tâm thể dục thể thao – Sân vận động xã Cổ Am, nằm tại khu vực phía Bắc của Xã, giáp trường tiểu học Cổ Am, đối diện với Chùa Huệ và Đình làng Cổ Am qua trục đường liên Xã (đường Thiên Lý).
- Khu vực trục quốc lộ 37 giao với trục chính của làng, tập trung các công trình nhà ở làm buôn bán, dịch vụ.
Hình thái khu vực nhà ở
Các công trình kiến trúc nhà ở vẫn chủ yêu là nhà thấp tầng, từ 1- 3 tầng, dạng nhà mái ngói 1 tầng phong cách truyền thống còn khá nhiều, chiếm tới khoảng 60 %. Chỉ có các nhà giáp trục đường chính của làng đang hình thành dần các dạng nhà cao 3-4 tầng, có cửa hàng.
Khu vực ngoài làng
Đồng ruộng chiếm khoảng 60% diện tích toàn xã, nằm chủ yếu ở phía Tây và Bắc. Đồng ruộng bằng phẳng, không nhiều ao, đầm. Công trình truyền thống còn lại là chùa Bến, nằm trong đê bên bờ sông Hóa, chùa đã được phục dựng và tu sửa gần đây.
Nghĩa trang liệt sỹ Xã Cổ Am, nằm trên trục đường chính của Làng.
Sự biến đổi của cấu trúc làng (từ trước 1954 đến nay)
Nhận xét: Hiện không có các bản đồ cũ để so sánh, tuy nhiên theo phỏng vấn và khảo sát, sự thay đổi về cấu trúc của làng không lớn, không có các thôn mới hình thành gần đây, sự phát triển vẫn cơ bản trong đất làng cũ. Cả 5 thôn đều đã hình thành từ trước 1954. Sự biên đổi nhiều nhất là lũy tre và cổng làng, các cổng đều không còn.
DI SẢN CẢNH QUAN LÀNG CỔ AM
Nhìn chung cảnh quan làng Cổ Am không còn những tổ hợp cảnh quan truyền thống rõ nét. Đặc trưng nhất là cảnh quan bên trong và xung quanh Chùa Mét (Thiên Hương Tự), cảnh quan bên trong Miếu Cây Sanh và cảnh quan đường làng, ngõ xóm.
Cảnh quan khu vực Chùa Mét (Thiên Hương Tự)
Cảnh quan khu vực chùa Mét
Chùa Mét nằm tại khu vực phía Tây của làng Cổ Am, giáp với xã Tam Cường, đối diện với Đình Đôm Am của xã Tam Cường qua một ngã ba đường liên xã, xung quanh khu vực phía Đông là cảnh quan đồng ruộng tạo thành một tổng thể không gian tâm đinh đẹp và hài hòa với cảnh quan khu dân cư.
Cảnh quan bên trong Chùa Mét
Cảnh quan khu vực Chùa Bến
Cảnh quan khu vực Chùa Bến
Chùa Bến là ngôi chùa nằm cạnh sông Hóa, trong khu vực đồng ruộng của làng Cổ Am, cách biệt với khu dân cư. Về tổng thể, đây là khu vực có cảnh quan đẹp với hình ảnh ngôi chùa nằm một bên sông và cảnh quan đồng ruộng rộng lớn. Bên trong khuôn viên và xung quanh chùa nhiều cây xanh
Cảnh quan bên trong Chùa Bến
Cảnh quan khu vực giáp ranh - làng và ngoài cánh đồng
Làng Cổ Am có hình thái trải dài từ Tây sang Đông với chiều dài khoảng 2000m với khu vực đồng ruộng rộng lớn nằm ở phía Nam của làng, ranh giới vật thể giữa làng và đồng ruộng là một tuyến mương chạy theo chiều dài của làng nối với tuyến mương chính ra sông Hóa.
Cảnh quan khu vực giáp ranh - làng và ngoài cánh đồng
Đường làng, ngõ xóm
Đường trục xã gồm 4 tuyến đường với tổng chiều dài là 1,54 km.
Đường trục thôn, liên thôn gồm 5 tuyến đường với tổng chiều dài là 1,96 km. Mặt cắt đường từ 3 – 5 m, bê tông mặt đường có độ dàu mỏng
Đường nội thôn, ngõ xóm có tổng số là 138 tuyến vói tổng chiều dài là 11,54 km. Hệ thống đường đã được cứng hóa bằng bê tông, chiều rộng mặt đường từ 2 – 3 m
Đường trục chính nội đồng có 21 tuyến, với tổng chiều dài là 4,36 km.
Cây xanh đặc trưng
Đặc sản nổi tiếng nhất của Cổ Am là thuốc lào. Cây thuốc lào ở đây được đánh giá rất cao về chất lượng, mùi thơm cũng như hương vị, được coi là một trong những vùng đất sản xuất thuốc lào tốt nhất Việt Nam
Cây thuốc lào Cổ Am
DI SẢN KIẾN TRÚC
Thống kê di sản kiến trúc
Sơ đồ vị trí các công trình di sản, dấu ấn lịch sử làng Cổ Am
Đình Thượng Thọ Giáp
Đình Thượng được xây dựng trên không gian rộng, cả hồ nước của đình gần 2000 m2. Năm 1961 có phần do chiến tranh và thời gian bị phong hóa, có phần do nhu cầu, Đình được tháo dỡ, sử dụng vật tư làm 400 m2 trường tiểu học cũ. Ngai và bài vị, đồ thờ tại Đình Thượng được di dời về Miếu Tràng.
Đình Tràng Thọ Giáp
Đình Tràng Thọ Giáp nằm trên địa bàn Thôn 2, được xây dựng giữa thế kỷ 18, trên không gian rộng 2000 m2. Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến sau này, nơi đây được sử dụng làm nơi làm việc của xã, cơ sở dệt vải của thôn Quốc Tuấn. Sau này tháo dỡ, sử dụng làm việc công ích khác.
Miếu Tràng
“Tràng Thọ Linh Tự“ (Xưa thuộc thôn Tràng - thường gọi là Miếu Tràng - có cây Sanh hơn một trăm năm tuổi còn gọi là Miếu Cây Xanh).
Về tổng thể, miếu Cây Sanh còn giữ được nguyên vẹn tổng thể kiến trúc mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Kiến trúc chính của miếu gồm hai tòa tiền đường, mỗi tòa năm gian, cấu trúc theo kiểu “trùng thềm điệp ốc” và một gian hậu cung luôn đóng kín bởi lớp cửa gỗ chạm thủng hình chữ “thọ” sơn son thếp vàng
Với kiến trúc cổ kính, năm 1998 Miếu Tràng được Bộ văn hóa xếp hạng “Di tích lịch sử kiến trúc cấp quốc gia“
Miếu Tràng - Tràng Thọ Linh Tự
Miếu Tràng - Tràng Thọ Linh Tự trong không gian làng xã
Đình chính phần thôn
Ảnh phối cảnh Đình Chính Phần Thôn
Đình Phần thờ Thành Hoàng "Khổng Nguyên I quan Thượng Thư dưới triều vua Lý.
Đình Phần xưa có miếu Cả, kiến trúc 3 gian đẹp. Đình Phần nằm trong không gian kiến trúc xưa đẹp nhất làng cổ Am. Phía bắc đình chừng năm mươi mét là chợ cổ cũ, qua đường Thiên Lý là Từ chỉ, phía Tây Từ chỉ là Miếu Cả ; phía Tây đình - liền kề là chùa Huệ (Huệ Hương Tự), liền kề phía Tây Nam đình là Chùa Đông A do cụ Trần Mỹ làm đầu thế kỷ 20, trong chùa cổ non bộ cao chừng chục mét, có đền lập Ban thờ "Đức Thánh Trần“.
Đình chính Hà Thôn
Đình Hà có sớm, còn gọi là Đình Đất, vì tường đắp bằng đất, tại đất giáp xóm 4, xóm 5 bây giờ. Đầu thế kỷ 20 Đình được làm mới vào giữa làng văn hóa Gia Cát bằng gạch 5 gian, có hậu cung thờ tượng.
Không gian trước Đình
Đình Hà có miếu nhỏ thờ thần, phía đông liền kề. Đình thờ danh tướng Phạm Chấn. Dưới thời vua Trần, Phạm Chấn đã cùng tướng quân Trần Ngồi chiến đấu với giặc nhà Minh, lập nhiều chiến công. Khi nhà Hồ tiếm ngôi nhà Trần, Tướng Phạn Chấn về cổ Am ở ẩn và được làng tôn làm Thành Hoàng, làm đình để thờ (tại Cổ Am không có lăng - bia mộ Phạm Chấn hoặc có người thuộc họ này).
Chùa Mét (Thiên Hương Tự)
Cảnh quan Chùa Bến từ trên cao
Chùa Mét (hay Thiên Hương Tự) được xây dựng từ thời Trần, trải qua nhiều thăng trầm, đến nay dù quy mô không còn được như trước nhưng kiến trúc, hệ thống tượng Phật vẫn còn có giá trị văn hóa, lịch sử và Phật giáo quan trọng trong xã hội. Năm 1407 gia đình Tướng công Trần Khắc Trang từ Hà Nam về lập trang ấp tại rừng Mét (loại thực vật hoang dại ven sông biển khi ấy), nay thuộc địa phận (xóm 1) làng văn hoá Lê Lợi. Tại đây, năm 1412 Cụ dựng chùa, dân trong ( làng thường gọi là Chùa Mét. Trong không gian chung của chùả có nhà thờ tổ họ Trần.
"Thiên Hương Tự " được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba. Năm 1998 Bộ văn hoả cấp bằng " công nhận di tích lịch sử kiến trúc cấp quốc gia Thiên Hương Tự nằm trong quần thể di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm, nơi Trần Ông Sóc dạy học Nguyễn Binh Khiêm ở đây.
Tại khuôn viên trước sân chùa hiện còn 4 tháp sư tổ giống hệt nhau từ chất liệu, kiểu dáng, quy mô. Các ngôi tháp đều được xây bằng gạch bát, cao 3 tầng với tổng chiều cao khoảng 5m, mặt bằng hình vuông, mái làm kiểu long đình, trên đỉnh đắp nụ sen. Đây là những ngôi tháp cổ được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. Mỗi tháp đều có danh riêng. Trong tháp có bia đá ghi pháp danh, tự, hiệu và thân thế, sự nghiệp của các vị thiền sư.
Chùa Huệ (Huệ Hương Tự)
Huệ Hương Tự nằm trên địa phận (xóm 4), trong cụm kiến trúc tín ngưỡng sát phía bắc chùa Đông A - Đình Phần - Từ Chì - Miếu Cả.
Chùa Huệ - Huệ Hương Tự
Chùa Đông A
Thuộc địa phận làng văn hoá Thuận Hoà. Chùa kiến trúc theo lối cổ trên không gian chừng 3000m , có non bộ cao gần chục mét, trước non bộ là hồ bán nguyệt. Non bộ có hang động có bàn thờ Trần Hưng Đạo. Chùa được xây dựng thế kỷ 20, do Thượng Thư Trần Mỹ Tổng đốc tỉnh Thái Bình xây dựng. Trong kháng chiến chổng Mỹ, miền Băc đánh trả máy bay Mỹ, Chùa đã phải tháo gỡ. Từ năm 2000 lại đây hậu duệ của Cụ Trần Mỹ đã và đang được tạo dựng lại.
Khuôn viên Chùa Đông A ngày nay
Chùa Bến (Phúc Sinh Thiên Tự)
Phối cảnh Chùa Bến
Chùa nằm sát đê sông Hoá, phía Nam – chếch Đông Nam cuối làng.
Trước đây - nơi đây có đò ngang sang Huyện Thuỵ Anh, tỉnh Thái Bình nhân dân thường gọi là chùa Bến.
Chùa được xây dựng năm 1732. Bài vị thờ Đức ông "Phúc Sinh Long Đức Chính Trung sắc phong Trúp mục Trung đung thượng đẳng thần" và bia đá còn ghi "Long Đức Lê Thiền Tông Nhâm Tý (1732).
Chùa được xây dựng hướng tây, Chùa nhìn ra Đầm Đuối, nước đầy quanh năm phục vụ cấy lúa (năm 1971 lấp đầm, nay gọi là Đồng Màu).
Nhà thờ
Theo các thư tịch cổ và văn bia để lại thì ngay từ buổi sơ khai, những người lập nên Cổ Am đều có học thức sâu rộng. Đó là những vị quan lui về ở ẩn, những nhà nho thích cuộc đời thanh đạm. Nền học vấn ở Cổ Am nổi tiếng là cha truyền chữ nghĩa lại cho con chứ không phải thuê thầy về nhà dạy học như ở các làng khác. Vì có đến gần 30 dòng họ nên Cổ Am cũng có nhiều ngôi nhà thờ lâu năm bề thế.
- Nhà thờ Cổ Chính
Nằm trên địa phận làng văn hoá Minh Khai thuộc chi Trưởng - Ngành cả họ Đào Nguyên. Năm 1870 Trùm giáo Đào Danh Sĩ dựng Thánh đường bằng vật liệu tường đất - tre lá. Năm Đinh Dậu (1897) tôn tạo bằng gỗ, lợp ngói, tường là gỗ bức bàn. Năm Giáp Thân 1944 con thứ cụ Đào Danh Sĩ là Đào Danh Táng mở rộng Thánh Đường xây gạch, vì gỗ, lợp ngói. Năm 1990 đã sửa chữa và tháng 10/2007 trùng tu ; mở rộng không gian sân và đặt tượng Đức Mẹ.
- Nhà thờ Cổ Phái
Nằm trên địa phận làng văn hoá Gia Cát (xóm 5) thuộc một Chi họ Đào Đàng - Mạnh - Trọng. Kiến trúc Thánh đường từ năm 1919 là 3 gian nhà gỗ, lợp ngói, chưa có tháp chuông. Sau đó cụ Đào Trọng Vân và vợ Lê Thị cẩm xây mới, xây cả tháp chuông. Ba gian nhà có trước này là khuôn viên nhà thờ.
- Nhà thờ Cổ Trại
Xóm Trại cổ Am, năm 1956 chuyển thuộc thôn Đông Am, xã Tam Cường. Cư dân xóm Trại thời kỳ đầu là người Làng cổ Am chuyển xuống số đông gia đình ở đây theo đạo Thiên Chúa giáo, gồm các gia đình thuộc họ Lê Huy, Đào Bả, Nguyễn Đình. Có Thánh đường, sổ gia đình này nay ở thôn Nam Am, xã Tam Cường, thôn Lôi xã Hoà Bình và ở Sài Gòn.
Từ chỉ
Từ Chỉ thờ Khổng Tử (Khổng Nguyên - Trung Quốc) có văn chi nơi dạy học đầu tiên của Làng. Vừa hoạt động tín ngưỡng, vừa hoạt động văn hoá, xã hội của Làng. Hàng năm, đầu xuân làng mở Hội Te - Lễ, mừng " Quan Lão", có rước sách linh đình. Từ còn là nơi sinh hoạt hội họp của bốn thôn Giáp.
Đầu thế kỷ 20 năm Đinh Sửu - từ được nâng cấp mở rộng. Cụ Đào Trọng Kỳ hưng Công cùng bốn thôn giáp đóng góp (nhà gỗ của Từ họ Nguyễn mua về làm nhà thờ Tổ năm 1937).
Năm 1951 khi giặc Pháp chiếm đóng ở thôn Nam Am,"... Chúng đã tháo gỡ Từ và 21 gian Chợ cổ " lấy vật liệu về xây bốt. Nhân dân trong xã đã đấu tranh nhưng không giữ được.
Các Ao, Giếng
Làng Cổ Am hiện vẫn còn giữ được hệ thống ao thuộc đất của các hộ gia đình. Nhiều khu vực các ao tập trung tạo thành một mặt nước lớn. Đặc biệt, các ao thường là điểm kết của trục giao thông của xóm, xung quanh là nhà ở của các hộ gia đình, thường từ 5 - 6 hộ, tạo thành cảnh quan đẹp. Các ao hộ gia đình vẫn được sử dụng trong mục đích sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Cảnh quan ao trong làng
Nhà cổ
Nhiều người dân Cổ Am vẫn thích xây nhà theo phong cách cột kèo gỗ, nhà ba gian, năm gian lợp ngói mũi hài… Từ cửa sổ, cửa chính, tất cả đều toát lên nét xưa với then cài bằng gỗ mộc mạc. Cả cánh cổng ra vào sân cũng được làm như cổng ngày xưa bằng phiến gỗ lớn, có vòng sắt thay cho tay nắm.